Đề bài

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)  hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Cấu trúc hiển vi của NST thường được mô ta khi nó có dạng đặc trưng ở kì nào ?

A. Kì đầu                   B. Kì giữa                             

C. Kì sau                   D.  Kì cuối

2. Cơ thể bố mẹ có kiểu gen AaBb, khi giảm phân ( nếu có sự phân li tổ hợp tự do của các gen) thì cho ra mấy loại giao tử?

A. 4 loại                              B. 6 loại                                  

C. 3 loại                              D.  9 loại

3. Phép lai nào sau đây tạo ra được tỷ lệ kiểu hình là: 9 : 3 : 3 :1?

A. DdBb × DdBb              B. Ddbb × ddBb

C. ddBB × DDBB             D. DDBb × DdBB

4. Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit được tổng hợp từ mạch 2 của đoạn gen như sau: -A-X-U-G-X-U-U-G-

Trình tự sắp xếp các nuclêôtit của đoạn gen đó ở mạch 1 sẽ là:

A. - T - G - A - X - G - A - A - X -                                               

B. - U - G - A - X - G - A - A - X –

C. - A - X - T - G - X - T - T - G -                                     

D.  - T - G - A - G - X - A - A - G -

5. Một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỉ XX là ?

A. Quy luật di truyền của Menđen

B. Quy luật di truyền liên kết của moocgan

C. Cấu trúc và chức năng NST

D.  Mô hình ADN của Oatxon và F.Cric

6. NST chỉ có hoạt tính di truyền và khả năng tự nhân đôi khi nào?

A. Ở trạng thái không đóng xoắn                                     

B. Ở trạng thái đóng xoắn

B. Ở trạng thái đóng xoắn cực đại                                                

D.  Đang phân li về 2 cực của tế bào

7. Ở gà

Gen A : chân cao, a : chân thấp;

Gen B : lông đen, b : lông vàng

Cho gà trống và gà mái giao phối với nhau thu được ở F1 có kết quả như sau:

75 gà chân cao, lông đen                 

75 gà chân cao, lông vàng

25 gà chân thấp, lông đen                

25 gà chân thấp, lông vàng

Biết dạng chân và màu sắc lông di truyền độc lập với nhau.

Kiểu gen của P phải như thế nào ?

A. AABb × aabb                B. AABB × Aabb                  

C. AaBb × AaBb               D.  AaBb × Aabb

8. Trong phân tử ADN có số nuclêôtit loại A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của ADN. Tính % nuclêôtit của mỗi loại còn lại?

A. %A = %T = 50% và %G = %X = 50%

B. %A = %T = 25% và %G = %X = 25%

C. %A = %T = 15% và %G = %X = 30%

D % A = %T = 15% và %G = %X = 35%

II. Tự luận: (5 điểm)

Câu 1. Nêu cấu tạo hóa học của phân tử ADN. Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?  

Câu 2 . So sánh nguyên phân và giảm phân.

 Câu 3 . Bản chất và ý nghĩa của quá trình thụ tinh?

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

 Câu 1  

1

      2

3

4

5

6

7

8

B

A

A

A

D

A

D

D

II. Tự luận: (5 điểm)

 Câu 1 . * Cẩu tạo hóa học của ADN:

- ADN là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.

- ADN thuộc loại đại phân tử. Có kích thước và khối lượng lớn

- ADN được cấu tạo theo nguyên tẳc đa phân, gồm nhiều đơn phân.

- Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại: A, T, G, X.

- 4 loại nuclêôtit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra được vô số loại phân tử ADN khác nhau. Các phân tử ADN phân biệt nhau không chi bởi trình tự sắp xếp mà còn cả về số lượngvà tlìành phần các nuclêôtit.

* ADN có tính đa dạng và đặc thù:

Các loại nuclêôtit sắp xếp tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của ADN.

- Tính đa dạng của ADN do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit.

- Tính đặc thù của ADN là do số lượng , thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit.

 Câu 2 . So sánh nguyên phân và giảm phân.

a. Sự giống nhau:

- Đều là quá trình phân bào gián phân

- Đều có sự nhân đôi của NST. Tập trung của NST ờ mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực của tế bào.

- Đều có sự biến đổi hình thái của NST

- Đều là cơ chế duy trì ổn định bộ NST lường bội qua các thế hệ.

- Có các kì: kì trung gian, kì đầu. Kì giữa, kì sau, kì cuối.

b. Sự khác nhau:

Nguyên phân

Giảm phân

Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng (2n)

Xảy ra ở tế bào sinh dục (2n), thời kì chín.

Xảy ra 1 lần phân bào (có tính chất chu kì)

Xảy ra 2 lần phân bào liên tiếp (không có tính chất chu kì)

Không xảy ra sự tiếp hợp của NST

Có xảy ra sự tiếp hợp của NST vào kì đầu I

Ở kì giữa xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo

Ở kì giữa xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo (lần phân bào I)

Có sự phân li đồng đều của NST về 2 cực của tế bào

Có sự phân li độc lập của các NST kép tương đồng về 2 cực của tế bào

Từ 1 tế bào mẹ (2n NST) → 2 tế bào con (2n NST)

Từ 1 tế bào mẹ (2n NST) → 4 tế bào con (n NST)

Câu 3. Bản chất và ý nghĩa của quá trình thụ tinh.

* Bản chất của thụ tinh: kết hợp hai giao tử đơn bội (n) tạo thành hợp tử lưỡng bội (2n), hợp tử lưỡng bội phát triển thành cơ thể.

* Ý nghĩa của thụ tinh:

- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ cơ thể

- Phục hồi lại bộ NST lưỡng bội 2n (thụ tinh).

- Tạo nguồn biến dị tổ hợp (nguyên liệu) cho chọn giống và tiến hoá.

 soanvan.me