Đề bài

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

      Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn đến thảm hại về văn hóa tinh thần,... Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói nhiều đến tiền bạc, hưởng thụ. Ăn mặc đẹp, tiện nghi, hiện đại lắm nhưng con người thì vô cùng mỏng. Gió thổi nhẹ là bay biến tứ tán ngay. Ngày trước dân ta nghèo nhưng đức dày, nhân cách vững vàng, phong ba bão táp không hề gì,... chung quy tại giáo dục mà ra. Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế mà chúng rất mong manh, dễ vỡ, dễ hư hỏng…”

(Theo Nguyễn Khải, báo Đầu tư, sách Ngữ Văn 11 Nâng cao, NXB Giáo dục, 2014)

Câu 1: Văn bản trên nói về hiện tượng gì trong đời sống? (0,5 điểm)

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 3: Trong văn bản trên có sử dụng thành ngữ. Hãy ghi lại chính xác và giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó. (1,0 điểm)

Câu 4: Chữ “mỏng” trong văn bản được hiểu như thế nào? (1,0 điểm)

PHẦN II:  LÀM VĂN (7,0 điểm)

 Câu 1: (2,0 điểm):

Anh/chị có đồng tình với quan điểm được nêu lên ở phần Đọc - hiểu: “Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế chúng rất mong manh, dễ vỡ, dễ hư hỏng”.

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12-15 dòng) trình bày suy nghĩ của mình.

Câu 2: (5,0 điểm):

Về một phẩm chất mà anh/chị cho rằng nổi bật ở nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Văn bản nói về hiện tượng một bộ phận thanh niên mải chạy theo những nhu cầu về vật chất, không chú trọng đến đời sống văn hóa tinh thần.

Câu 2:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.

Câu 3:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Thành ngữ được sử dụng trong văn bản là “phong ba bão táp”.

- Thành ngữ “phong ba bão táp” có nghĩa là những khó khăn, gian khổ.

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Chữ “mỏng” có nghĩa là sự yếu đuối, kém cỏi về đạo đức, nhân cách, nghị lực, sức mạnh, bản lĩnh, ý chí,… không đủ sức chống đỡ những thử thách gian khổ trong cuộc sống. 

II. LÀM VĂN 

Câu 1:

* Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

* Cách giải:

a. Yêu cầu về kỹ năng: đảm bảo cấu trúc đoạn văn, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo tương đối dung lượng như yêu cầu của đề.

b. Yêu cầu về kiến thức:

- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.

- Bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình và biết cách lập luận bảo vệ ý kiến của bản thân 

(Đồng tình vì cha mẹ hiện nay thương con mù quáng nên chiều theo sở thích cá nhân của con vô điều kiện; do điều kiện về kinh tế vật chất đi lên so với thời đại trước nên muốn bù đắp cho con; không muốn con thua sút bạn bè; con cái đòi hỏi ở cha mẹ nhiều hơn nên nếu gặp khó khăn, trở ngại trẻ không có bản lĩnh để vượt qua trở nên yếu đuối tự ti, bạc nhược.

Không đồng tình vì cha mẹ bây giờ dạy con có nhiều phương pháp tiên tiến: cung cấp vật chất nhưng không thỏa mãn, dạy con tự lập, làm giàu chính đáng, chú trọng rèn kỹ năng sống cho con nên thanh niên bây giờ bản lĩnh và nhiều khao khát. Rất nhiều bạn trẻ đã thành công và rạng danh đất nước…)

Phân tích, bàn luận vấn đề: Học sinh phân tích, bàn luận vấn đề theo quan điểm mình đưa ra ở trên.

- Liên hệ bản thân

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Học sinh có thể chọn bất cứ phẩm chất nào của nhân vật để làm sáng tỏ.

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật Huấn Cao

2. Thân bài:

- Nguyên mẫu: Cao Bá Quát, nhân vật lỗi lạc thời trung đại

- Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao:

* Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:

+ Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người.

+ “Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời”.

→ Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc

* Là anh hùng có khí phách hiên ngang

+ Thể hiện rõ nét qua các hành động: dỗ gông, thảm nhiên nhận rượu thịt

+ Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi

* Là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả

+ Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ

+ Đối với quản ngục: Khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân tỏ ra khinh biệt. Khi nhận ra tấm lòng quản ngục Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm tri kỉ.

→ Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, bộc lộ vẻ đẹp nhân vật.

- Khắc họa nhân vật mang nhiều dấn ấn của chũ nghĩa lãng mạn. Huấn Cao cũng giống như phần lớn các nhân vật trong truyện của Nguyễn Tuân. Họ là những tài hoa, tài tử, có tính cách, phẩm chất phi thường.

- Thủ pháp cường điệu, phóng đại, đối lập.

- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, nhiều từ Hán việt, cổ kính, gợi lại không khí, khẩu khí của thời đã qua

3. Kết bài:

- Nêu cảm nhận chung.

soanvan.me