Đề bài

Câu 1.Dung dịch nào sau đây không hòa tan được đồng kim loại Cu?

A. Dung dịch \(FeC{l_3}.\)

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch hỗn hợp \(NaN{O_3}\) và HCl.

D. Dung dịch axit \(HN{O_3}.\)

Câu 2. Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng hỗn hợp \(F{e_3}{O_4}\) và CuO đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra cho đi vào bình đựng dung dịch \(Ca{(OH)_2}\) dư thấy tạo ra 5 gam kêt tủa. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit kim loại ban đầu là

A. 3,12 gam. 

B. 3,22 gam.

C. 4,20 gam.

D. 3,92 gam.

Câu 3. Cho các cặp oxi hoa khử sau: \(F{e^{2 + }}/Fe;C{u^{2 + }}/Cu;F{e^{3 + }}/F{e^{2 + }}.\) Từ trái sang phải tính oxi hóa tăng dần theo thứ tự \(F{e^{2 + }};C{u^{2 + }};F{e^{3 + }},\) tính khử giảm dần theo thứ tự \(Fe,Cu,F{e^{2 + }}.\) Điều khẳng định nào sau đây đúng?

A. Fe có khả năng tan được trong các dung dịch \(FeC{l_3}\) và \(CuC{l_2}.\)

B. Đồng có thể than trong các dung dịch \(FeC{l_3}\) và \(CuC{l_2}.\)

C. Fe chỉ tan được trong các dung dịch \(CuC{l_2}.\)

D. Đồng chỉ tan trong dung dịch \(FeC{l_2}.\)

Câu 4. Ngâm một lá niken trong các dung dịch loãng các muối sau: \(MgC{l_2},NaCl,Cu{(N{O_3})_2},AlC{l_3},\)\(\,ZnC{l_2},Pb{(N{O_3})_2}.\) Niken sẽ khử được các muối

\(\begin{array}{l}A.\,AlC{l_3},ZnC{l_2},Pb{(N{O_3})_2}.\\B.\,Cu{(N{O_3})_2},Pb{(N{O_3})_2}.\\C.\,MgC{l_2},NaCl,Cu{(N{O_3})_2}.\\D.\,MgC{l_2},AlC{l_3},Pb{(N{O_3})_2}.\end{array}\)

Câu 5. Điện phân 200 ml dung dịch \(CuS{O_4}\) 0,5M một thời gian thấy thoát ra ở anot (cực dương) 2,24 lít khí (\(0^\circ C\); 2atm). Lấy catot (cực âm) ra cân lại thì khối lượng catot tăng

A. 6,4 gam.

B. 12,8 gam.

C. 25,6 gam.

D. 38,4 gam.

Câu 6. Cặp kim loại co tính chất bền trong không khí, nước nhờ có lớp màng oxit rất mỏng bền bảo vệ là

A. Fe, Al.

B. Fe, Cr.

C. Al, Cr.

D. Mn, Cr.

Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng sau:

X là chất nào sau đây?

\(\begin{array}{l}A.\,AgN{O_3}.\\C.\,CuS{O_4}.\end{array}\)   \(\begin{array}{l}B.\,{H_2}S{O_4}.\\D.{H_2}O.\end{array}\)

Câu 8. Dùng chất nào sau đây để phân biệt \(FeC{O_3},F{e_3}{O_4},A{l_2}{O_3}?\)

A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch \(HN{O_3}\) loãng. 

D. Dung dịch \({H_2}S{O_4}\) đặc nóng

Câu 9. Có bao nhiêu electron trong một ion \({}_{24}C{r^{3 + }}?\)

A. 21. 

B. 27.

C. 24.  

D. 52.

Câu 10. Hòa tan 10,4 gam crom bằng 200 gam dung dịch chứa HCl 18,25%. Sục không khí vào dung dịch sau phản ứng đến phản ứng hoàn toàn bỏ qua sự bay hơi của nước và sự hòa tan vật lý của các chất khí. Khối lượng dung dịch thu được là

A. 212 gam.  

B. 211,6 gam.

C. 209,8 gam. 

D. 210 gam.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Chọn B.

\(FeC{l_3} + Cu \to CuC{l_2} + FeC{l_2}\)

\(NaN{O_3} + HCl + Cu \to \)\(\,CuC{l_2} + NO \uparrow  + NaCl + {H_2}O\)

Câu 2. Chọn A.

nO trong oxit \( = {n_{CO}} = {n_{C{O_2}}} \)

               \(= {n_{CaC{O_3}}} = \dfrac{5}{{100}} = 0,05mol\)

mO của oxit =\(16.0,05 = 0,8gam \)

\(\to {m_{hh\,2oxit}} = 2,32 + 0,8 = 3,12gam.\)

Câu 3. Chọn A..

\(\begin{array}{l}Fe + F{e^{3 + }} \to F{e^{2 + }}\\Fe + C{u^{2 + }} \to F{e^{2 + }} + Cu\end{array}\)

Câu 4. Chọn B.

Câu 5. Chọn A.

\( \to \) Nước bị điện phân. Lượng \(Cu \downarrow \) đã đạt cực đại: \(0,1mol \leftrightarrow 6,4gam.\)

Câu 6. Chọn C.

Câu 7. Chọn B.

 

Câu 8. Chọn B.

 

\(FeC{O_3}\)

\(F{e_3}{O_4}\)

\(A{l_2}{O_3}\)

NaOH

-

-

Tan

HCl

\(C{O_2} \uparrow \)

Tan, \(F{e^{3 + }}\) vàng nâu

Tan

\(HN{O_3}\)

Khí hóa nâu; dung dịch vàng nâu

Khí hóa nâu; dung dịch vàng nâu

Tan

\({H_2}S{O_4}\)

Khí không màu; dung dịch vàng nâu

Khí không màu; dung dịch vàng nâu

Tan

Câu 9. Chọn A.

Câu 10. Chọn B.

soanvan.me