Đề bài
Chứng minh rằng khi \(a\) và \(c\) trái dấu thì phương trình trùng phương \(a{x^4} + b{x^2} + c = 0\) chỉ có hai nghiệm và chúng là hai số đối nhau.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Giải phương trình trùng phương \(a{x^4} + {\rm{ }}b{x^2} + {\rm{ }}c{\rm{ }} = {\rm{ }}0{\rm{ }}\left( {a{\rm{ }} \ne {\rm{ }}0} \right)\)
+ Đặt \({x^2} = {\rm{ }}t,{\rm{ }}t{\rm{ }} \ge {\rm{ }}0\).
+ Giải phương trình \(a{t^2} + {\rm{ }}bt{\rm{ }} + {\rm{ }}c{\rm{ }} = {\rm{ }}0\).
+ Với mỗi giá trị tìm được của \(t\) (thỏa mãn \( t \ge 0\)), lại giải phương trình \({x^2} = {\rm{ }}t\).
Lời giải chi tiết
Phương trình \(a{x^4} + b{x^2} + c = 0\)
Đặt \({x^2} = t \Rightarrow t \ge 0\)
Ta có phương trình ẩn \(t\): \(a{t^2} + bt + c = 0\)
Vì \(a\) và \(c\) trái dấu suy ra \(ac < 0.\)
Phương trình có hai nghiệm phân biệt \(t_1\) và \(t_2\).
Theo hệ thức Vi-ét ta có: \(\displaystyle {t_1}.{t_2} = {c \over a} < 0\) nên \(t_1\) và \(t_2\) trái dấu.
Giả sử \(t_1< 0; t_2> 0\).
Vì \(t ≥ 0 ⇒ t_1< 0\) (loại).
\( \Rightarrow {x^2} = {t_2} \Rightarrow x = \pm \sqrt {{t_2}} \).
Vậy phương trình trùng phương \(a{x^4} + b{x^2} + c = 0\) có hệ số \(a\) và \(c\) trái dấu thì phương trình trùng phương có \(2\) nghiệm đối nhau.
soanvan.me