Đề bài
Câu 1 (1 điểm): Các phản ứng chính xảy ra trong lò cao để sản xuất gang:
\(\eqalign{ & C + {O_2} \to C{O_2}({t^0})(1) \cr & C{O_2} + C \to 2CO({t^0})(2) \cr & C + {O_2} \to 2CO({t^0})(3) \cr & F{e_2}{O_3} + 3CO \to 2Fe + 3C{O_2}({t^0})(4) \cr} \)
Theo thứ tự sau:
A.(1) < (2) < (3) < (4).
B.(1) < (2) < (4).
C.(1) < (3) < (4).
D.(2) < (3) < (4).
Câu 2 (1 điểm): Hiện tượng gì xảy ra khi cho dây Cu vào dung dịch AgNO3 (thí nghiệm 1) và cho dây Ag vào dung dịch CuSO4 (thí nghiệm 2)?
A.Ở thí nghiệm 1 có chất rắn màu trắng bám vào dây Cu.
B.Ở thí nghiệm 2 có chất rắn màu đỏ bám vào dây Ag.
C. Dung dịch CuSO4 thí nghiệm 2 nhạt dần.
D. Khối lượng dây Cu ở thí nghiệm 1 giảm dần.
Câu 3 (1 điểm): Hỗn hợp M gồm: Fe2O3, Al, Fe. Để loại Al ra khỏi hỗn hợp M, hóa chất cần chọn là:
A.dung dịch CuSO4
B.dung dịch HCl
C.dung dịch NaOH
D.dung dịch AgNO3.
Câu 4 (1 điểm): Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng hay H2SO4 đặc, đun nóng đều cho cùng một loại muối?
A.Cu B.Ag
C.Al D.Fe.
Câu 5 (1 điểm): Nhôm được sản xuất theo phương trình nào sau đây?
\(\eqalign{ & A.3Mg + 2AlC{l_3} \to 2Al + 3MgC{l_2} \cr & B.2A{l_2}{O_3} \to 4Al + 3{O_2}({t^0},d.p.n.c/criolit) \cr & C.2A{l_2}{O_3} + 3CO \to 4Al + 3C{O_2}({t^0}) \cr & D.A{l_2}{O_3} + 3{H_2} \to 2Al + 3{H_2}O({t^0}) \cr} \)
Câu 6 (1 điểm): Những yếu tố nào sau đây tạo ra sự ăn mòn kim loại?
(1)Các chất trong môi trường.
(2)Nhiệt độ.
(3)Tác động cơ học.
(4)Tác dụng sinh học.
A.(1), (3), (4).
B.(1), (2), (4).
C.(2), (3), (4).
D.(1), (2).
Câu 7 (2 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam Al trong khí O2.
Khối lượng Al2O3 tạo thành là (Al = 27, O = 16)
A.5,2 gam B.5,15 gam.
C.5,1 gam D.5,05 gam.
Câu 8 (2 điểm): Cho 1 gam bột sắt tiếp xúc với oxi trong một thời gian, nhận thấy khối lượng chất rắn đã vượt quá 1,4 gam. Nếu chỉ tạo ra một oxit thì oxit đó là:
A.FeO
B.Fe3O4
C.Fe2O3
D.không xác định được.
Lời giải chi tiết
1.Đáp án.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
A |
C |
C |
B |
D |
C |
C |
2.Lời giải
Câu 1: (B)
Các phản ứng chính xảy ra trong lò cao để sản xuất gang.
Theo thứ tự sau:
\(\eqalign{& C + {O_2} \to C{O_2}({t^0})(1) \cr& C{O_2} + {O_2} \to 2CO({t^0})(2) \cr& F{e_2}{O_3} + 3CO \to 2Fe + 3C{O_2}({t^0})(3) \cr} \)
Câu 2: (A)
\(Cu + AgN{O_3} \to Ag + Cu{(N{O_3})_2}\)
Ag bám vào Cu.
Câu 3: (C)
Nhôm tan hết trong dung dịch NaOH lấy dư, Fe và Fe2O3 không tan trong dung dịch NaOH.
Lọc ta được Fe và Fe2O3.
Câu 4: (C)
2Al + 3H2SO4 (loãng) \(\to\) Al2(SO4)3 + 3H2
2Al + 6H2SO4 đặc \(\to\) Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (t0)
Cu, Ag không tác dụng với H2SO4 loãng.
Fe tác dụng với H2SO4 loãng cho FeSO4.
Fe tác dụng với H2SO4 đặc cho Fe2(SO4)3.
Câu 5: (B)
2Al2O3 \(\to\) 4Al + 3O2 (đpnc, criolit)
Câu 6: (D)
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại là các chất trong môi trường và nhiệt đọ.
Câu 7: (C)
4Al + 3O2 \(\to\) 2Al2O3 (t0)
Theo phương trình hóa học: cứ 54 gam nhôm thì cho 102 gam Al2O3.
Vậy với 2,7 gam thì lượng Al2O3 là: \(\dfrac{2,7} {54}.102 = 5,1gam.\)
Câu 8: (C)
Ta có tỉ lệ số mol nguyên tử O và số mol nguyên tử Fe lớn hơn 1,4
Với tỉ lệ này chỉ có Fe2O3 là phù hợp.
soanvan.me