Câu hỏi 1 :
Câu nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?
- A
Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức \(p = hd\)
- B
Độ lớn của áp suất khí quyển không thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
- C
Càng lên cao áp suất khí quyển càng tăng.
- D
Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
A - sai vì là biểu thức tính áp suất chất lỏng.
B – sai vì độ lớn của áp suất khí quyển không thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
C – sai vì càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
D – đúng.
Câu hỏi 2 :
Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:
- A
để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
- B
để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
- C
để tăng áp suất lên mặt đất
- D
để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.
Câu hỏi 3 :
Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
- A
Khối lượng lớp chất lỏng phía trên
- B
Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên
- C
Thể tích lớp chất lỏng phía trên
- D
Độ cao lớp chất lỏng phía trên
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng \(p = dh\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: áp suất chất lỏng \(p = dh\)
=> Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào:
+ trọng lượng riêng của chất lỏng (d)
+ độ sâu (độ cao) tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm tính áp suất (h)
Câu hỏi 4 :
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của vật
- B
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của chất lỏng
- C
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
- D
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Lực đẩy Acsimét có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
Câu hỏi 5 :
Đơn vị đo áp suất là:
- A
\(N/{m^2}\)
- B
\(N/{m^3}\)
- C
\(kg/{m^3}\)
- D
\(N\)
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đơn vị của áp suất: \(\left( {N/{m^2}} \right)\)
Ngoài , đơn vị áp suất còn tính theo Pa (paxcan): \(1Pa = 1{\rm{ }}N/{m^2}\)
Câu hỏi 6 :
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?
- A
Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
- B
Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới.
- C
Áp suất khí quyển có đơn vị là N/m.
- D
Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
Câu hỏi 7 :
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lực đẩy Acsimét?
- A
Hướng thẳng đứng lên trên.
- B
Hướng thẳng đứng xuống dưới
- C
Theo mọi hướng
- D
Một hướng khác.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Lực đẩy acsimet có hướng thẳng đứng từ dưới lên.
Câu hỏi 8 :
Trong các cách sau, cách nào giảm được áp suất nhiều nhất
- A
Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép
- B
Tăng áp lực, tăng diện tích bị ép
- C
Giảm áp lực, giảm diện tích bị ép
- D
Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ta có: áp suất \(p = \dfrac{F}{S}\)
=> Để giảm áp suất nhiều nhất => giảm áp lực F và tăng diện tích bị ép S
Câu hỏi 9 :
Một hình hộp chữ nhật có kích thước \(20cm{\rm{ }}x{\rm{ }}10cm{\rm{ }}x{\rm{ }}5cm\) được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là \(d = {2.10^4}{\rm{ N}}/{m^3}\). Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu ? Lấy \(g = 10m/{s^2}\)
- A
\({p_{max}} = 4000Pa;{\rm{ }}{p_{min}} = 1000Pa\)
- B
\({p_{max}} = 10000Pa{\rm{ }};{\rm{ }}{p_{min}} = 2000Pa\)
- C
\({p_{max}} = 4000Pa{\rm{ }};{\rm{ }}{{\rm{p}}_{min}} = 1500Pa\)
- D
\({p_{max}} = 10000Pa{\rm{ }};{{\rm{p}}_{min}} = 5000Pa\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Sử dụng biểu thức tính trọng lượng riêng: \(d = \dfrac{P}{V}\)
+ Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = \dfrac{F}{S}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có,
+ Trọng lượng riêng của vật \(d = \dfrac{P}{V} \to P = dV = {2.10^4}.\left( {{{20.10.5.10}^{ - 6}}} \right) = 20N\)
+ Áp suất của vật: \(p = \dfrac{P}{S}\)
- áp suất nhỏ nhất khi diện tích tiếp bị ép lớn nhất:
Ta có: \({S_{{\rm{max}}}} = {20.10.10^{ - 4}} = 0,02{m^2}\)
\( \to {p_{{\rm{min}}}} = \dfrac{P}{{{S_{{\rm{max}}}}}} = \dfrac{{20}}{{0,02}} = 1000Pa\)
- áp suất lớn nhất khi diện tích bị ép nhỏ nhất:
Ta có: \({S_{\min }} = {10.5.10^{ - 4}} = {5.10^{ - 3}}{m^2}\)
\( \to {p_{{\rm{max}}}} = \dfrac{P}{{{S_{\min }}}} = \dfrac{{20}}{{{{5.10}^{ - 3}}}} = 4000Pa\)
Câu hỏi 10 :
Ba bình 1, 2, 3 cùng đựng nước như hình. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?
- A
Bình 1.
- B
Bình 2.
- C
Bình 3.
- D
Đáp án khác.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: áp suất của nước tác dụng lên đáy bình: \(p = dh\)
Từ hình, ta thấy chiều cao của chất lỏng trong các bình như nhau, mà 3 bình lại cùng đựng nước (tức là chất lỏng trong các bình có cùng trọng lượng riêng)
=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy 3 bình là như nhau.
Câu hỏi 11 :
Áp suất khí quyển bằng \(76{\rm{ }}cmHg\) đổi ra là:
- A
\(76N/{m^2}\)
- B
\(760N/{m^2}\)
- C
\(103360N/{m^2}\)
- D
\(10336000N/{m^2}\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Độ lớn của áp suất khí quyển
\(1mmHg = 136N/{m^2}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(1mmHg = 136N/{m^2}\)
Theo đề bài: \(76cmHg = 760mmHg = 760.136 = 103360N/{m^2}\)
Câu hỏi 12 :
Có 2 vật: Vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm có cùng khối lượng. Hai vật này treo vào 2 đầu của thanh CD (CO = OD), như hình vẽ. Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào trong rượu thì thanh CD sẽ:
- A
Vẫn cân bằng
- B
Nghiêng về bên trái
- C
Nghiêng về bên phải
- D
Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong rượu
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)
Lời giải chi tiết:
Ta thấy, thể tích của vật bằng nhôm lớn hơn
=> Lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật bằng nhôm lớn hơn
=> Phía đầu D được lực đẩy nâng lên nhiều hơn dẫn đến thanh CD nghiêng về phía bên trái