Câu hỏi 1 :
Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của công cơ học?
- A
\(N/m\)
- B
\(N/{m^2}\)
- C
\(N.m\)
- D
\(N.{m^2}\)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đơn vị công là Jun (kí hiệu là J): \(1J = 1{\rm{ }}N.m\)
Câu hỏi 2 :
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?
- A
Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
- B
Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.
- C
Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.
- D
Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Áp suất này tác dụng theo mọi phương và được gọi là áp suất khí quyển
Câu hỏi 3 :
Quan sát một vật thả rơi trên cao xuống, hãy cho biết tác dụng của trọng lực đã làm cho đại lượng vật lý nào thay đổi?
- A
Khối lượng riêng
- B
Trọng lượng
- C
Vận tốc
- D
Khối lượng
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trọng lực tác dụng vào vật làm vật thay đổi vận tốc.
Câu hỏi 4 :
Một vật có trọng lượng \(2N\) trượt trên mặt bàn nằm ngang được \(0.5m\). Công của trọng lực là:
- A
\(1J\)
- B
\(0J\)
- C
\(2J\)
- D
\(0,5J\)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trường hợp vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang trọng lực không sinh công.
Câu hỏi 5 :
Một vật đặt trên mặt bàn nằn ngang. Dùng tay đẩy vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì
- A
Quán tính
- B
Lực đẩy của tay
- C
Lực ma sát
- D
Trọng lực
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Vật chuyển động chậm dần vì có ma sát.
Câu hỏi 6 :
Một vật nằm trong chất lỏng. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật?
- A
Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực
- B
Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là lực đẩy Ac-si-mét
- C
Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau
- D
Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và cùng chiều nhau
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau
Câu hỏi 7 :
Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là:
- A
Chuyển động thẳng
- B
Chuyển động cong
- C
Chuyển động tròn
- D
Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là chuyển động thẳng
Câu hỏi 8 :
Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ?
- A
Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn.
- B
Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương.
- C
Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.
- D
Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Gốc là điểm đặt của lực.
- Phương và chiều là phương và chiều của lực.
- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
Câu hỏi 9 :
Áp lực là:
- A
Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
- B
Lực ép có phương song song với mặt bị ép
- C
Lực ép có phương tạo với mặt vị ép một góc bất kì
- D
Lực ép có phương trùng với mặt bị ép
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Câu hỏi 10 :
Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn? Vì sao?
- A
Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
- B
Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
- C
Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
- D
Lực đẩy Ác si met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
- Ta có: Lực đẩy Ác-si-met phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
+ Trọng lượng riêng của nước: d = 1000 kg/m3
+ Trọng lượng riêng của dầu: d = 800 kg/m3
Suy ra: Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si mét lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
Câu hỏi 11 :
Khi có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?
- A
Không thay đổi
- B
Chỉ có thể tăng
- C
Chỉ có thể giảm
- D
Thay đổi tăng hoặc giảm.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.
=> Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
Câu hỏi 12 :
Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào sai?
- A
Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
- B
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
- C
Công thức tính vận tốc là: \(s = \dfrac{v}{t}\).
- D
Đơn vị của vận tốc là \(km/h\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng định nghĩa vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Sử dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\) và đơn cị đo vận tốc.
Lời giải chi tiết:
Công thức tính vận tốc là \(v = \dfrac{s}{t}\) do vậy phát biểu C sai.
Câu hỏi 13 :
Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng.
- A
\(S = v/t\).
- B
\(t = v/S\).
- C
\(t = S/v\).
- D
\(S = t /v\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
\(v = \dfrac{S}{t} \Rightarrow t = S/v\)
Câu hỏi 14 :
Một người đi bộ với vận tốc \(4,4km/h\). Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là bao nhiêu \(km\), biết thời gian cần đi từ nhà đến nơi làm việc là \(15\) phút? Hãy chọn câu đúng.
- A
\(4,4km\)
- B
\(1,1km\)
- C
\(1,5km\)
- D
\(1,2km\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(t = 15phut = \dfrac{{15}}{{60}}h = 0,25h\)
\(v = \dfrac{s}{t} \Rightarrow s = v.t = 4,4.0,25 = 1,1km\)
Câu hỏi 15 :
Máy bay bay từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài \(1400km\) mất thời gian \(1giờ 45 phút\). Vận tốc của máy bay là:
- A
\(1000km/h\)
- B
\(700km/h\)
- C
\(800km/h\)
- D
\(900km/h\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có \(1h45p = 1,75h\)
Vận tốc của máy bay là: \(v = \dfrac{s}{t} = \dfrac{{1400}}{{1,75}} = 800km/h\)
Câu hỏi 16 :
Một học sinh đi đến trường bằng xe đạp, quãng đường đầu dài \(3km\) đi trong \(10\) phút, quãng đường sau dài \(2km\) đi trong \(5\) phút. Vận tốc trung bình của học sinh trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:
- A
\(5m/s;{\rm{ 6}}m/s;{\rm{ 5,5}}m/s\)
- B
\(3m/s;{\rm{ }}2,5m/s;{\rm{ }}2m/s\)
- C
\(5m/s;{\rm{ 6,67}}m/s;{\rm{ 5,56}}m/s\)
- D
\(3m/s;{\rm{ }}2m/s;{\rm{ }}2,5m/s\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Áp dụng biểu thức tính vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \dfrac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}{s_1} = 3km = 3000m\\{s_2} = 2km = 2000m\\{t_1} = 10p = 600s\\{t_2} = 5p = 300s\end{array}\)
+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ nhất: \({v_{t{b_1}}} = \dfrac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{3000}}{{600}} = 5m/s\)
+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ hai: \({v_{t{b_2}}} = \dfrac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{2000}}{{300}} = 6,67m/s\)
+ Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là: \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{3000 + 2000}}{{600 + 300}} = 5,56m/s\)
Câu hỏi 17 :
Có hai lực cùng tác dụng lên một vật như hình vẽ bên. Lực tổng hợp tác dụng lên vật là
- A
70N
- B
80N
- C
60N
- D
50N
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = 3.10 = 30N\\{F_2} = 4.10 = 40N\end{array} \right.\)
Lực tổng hợp tác dụng lên vật: \(F = {F_1} + {F_2} = 30 + 40 = 70N\)
Câu hỏi 18 :
Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ \(20N\). Khối lượng vật là bao nhiêu?
- A
\(m > 2kg\)
- B
\(m = 20kg\)
- C
\(m = 2kg\)
- D
\(m < 2kg\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Vận dụng định nghĩa lực cân bằng
+ Sử dụng biểu thức xác định trọng lực: \(P = 10m\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ Số chỉ của lực kế chính là trọng lực của vật: \(F = P = 20N\)
+ Trọng lực: \(P = 10m \to m = \dfrac{P}{{10}} = \dfrac{{20}}{{10}} = 2kg\)
Câu hỏi 19 :
Một ô tô chuyển động đều, lực kéo của động cơ là \(1000N\). Độ lớn của lực ma sát là:
- A
\(1000N\)
- B
Lớn hơn \(1000N\)
- C
Nhỏ hơn \(1000N\)
- D
Chưa thể tính được
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Sử dụng định nghĩa về chuyển động đều
+ Xác định các lực cân bằng
Lời giải chi tiết:
Ta có
+ Ô tô chuyển động đều => các lực tác dụng lên ô tô cân bằng nhau
+ Theo phương chuyển động, ô tô chịu tác dụng của lực kéo của động cơ và lực ma sát
Vì các lực cân bằng với nhau => \({F_{m{\rm{s}}}} = {F_{keo}} = 1000N\)
Câu hỏi 20 :
Vật thứ nhất có khối lượng \({m_1} = 0,5{\rm{ }}kg\), vật thứ hai có khối lượng \(1kg\). Hãy so sánh áp suất \({p_1}\) và \({p_2}\) của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.
- A
\({p_1} = {p_2}\)
- B
\({p_1} = 2{p_2}\)
- C
\(2{p_1} = {p_2}\)
- D
Không so sánh được.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = \frac{F}{S}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: áp suất \(p = \frac{F}{S}\)
Để so sánh áp suất của hai vật ta cần biết áp lực và diện tích bị ép
Theo đầu bài ta mới chỉ xác định được áp lực tác dụng lên hai vật mà chưa xác định được diện tích bị ép của mỗi vật
=> Không so sánh áp lực của hai vật được.
Câu hỏi 21 :
Ba bình 1, 2, 3 cùng đựng nước như hình. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?
- A
Bình 1.
- B
Bình 2.
- C
Bình 3.
- D
Đáp án khác.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức tính áp suất: \(p = dh\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: áp suất của nước tác dụng lên đáy bình: \(p = dh\)
Từ hình, ta thấy chiều cao của chất lỏng trong các bình như nhau, mà 3 bình lại cùng đựng nước (tức là chất lỏng trong các bình có cùng trọng lượng riêng)
=> Áp suất của nước tác dụng lên đáy 3 bình là như nhau.
Câu hỏi 22 :
\(1c{m^3}\) nhôm (có trọng lượng riêng \(27000N/{m^3}\)) và \(1c{m^3}\) thép (trọng lượng riêng \(78500N/{m^3}\)) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
- A
Nhôm
- B
Thép
- C
Bằng nhau
- D
Không đủ dữ liệu kết luận
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét \({F_A} = dV\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = d.V\)
Trong đó:
+ \(d\): là trọng lượng riêng của chất lỏng \(\left( {N/{m^3}} \right)\)
+ \(V\): thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ \(\left( {{m^3}} \right)\)
Thể tích của nhôm và thép là như nhau và cùng được thả vào một bể nước nên trọng lượng riêng của chất lỏng như nhau
=> Lực đẩy tác dụng lên khối nhôm và thép là như nhau.
Câu hỏi 23 :
Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài $4m$, rộng $2m$. Biết xà lan lơ lửng trong nước $0,5m$ ; khối lượng riêng của nước \(1000kg/{m^3}\). Xà lan có trọng lượng bao nhiêu? Hãy chọn câu đúng
- A
\(40000N\)
- B
\(50000N\)
- C
\(45000N\)
- D
Một giá trị khác
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Sử dụng lí thuyết khi nào vật chìm, khi nào vật nổi
+ Sử dụng biểu thức tính lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = dV\)
+ Sử dụng biểu thức tính trọng lượng riêng: \(d = 10D\)
+ Sử dụng biểu thức tính thể tích hình hộp: V = chiều dài x chiều rộng x chiều cao
Lời giải chi tiết:
Ta có:
+ Xà lan lơ lửng trong nước => \(P = {F_A}\)
+ Lực đẩy Ác-si-mét: \({F_A} = dV\)
+ Trọng lượng riêng của chất lỏng: \(d = 10D = 10.1000 = 10000N/{m^3}\)
+ Thể tích xà lan ngập trong nước là: \(V = 4.2.0,5 = 4{m^3}\)
\( \to P = {F_A} = dV = 10000.4 = 40000N\)
Câu hỏi 24 :
Công của lực nâng búa máy có khối lượng \(20\) tấn lên cao \(120cm\):
- A
\(2400J\)
- B
\(24000J\)
- C
\(240000J\)
- D
\(240J\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = F.s\)
Lời giải chi tiết:
Ta có
\(m = 20\tan = 20000kg\)
\(s = 120cm = 1,2m\)
Trọng lượng của búa máy là \(P = 10m = 10.20000 = 200000N\)
Lực nâng búa máy: \(F = P = 200000N\)
Công của lực nâng búa máy: \(A = F.s = 200000.1,2 = 240000J\)
Câu hỏi 25 :
Người ta kéo đều một vật có khối lượng \(m = 75kg\) lên mặt phẳng nghiêng dài \(10m\), cao\(1,5m\). Lực cản do ma sát là \({F_C} = 20N\). Công của người kéo thực hiện là:
- A
\(A{\rm{ }} = {\rm{ 1325}}J\)
- B
\(A = 1225J\)
- C
\(A{\rm{ }} = {\rm{ 1500}}J\)
- D
Một giá trị khác
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)
+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)
+ Tính công tổng hợp
Lời giải chi tiết:
+ Trọng lượng của vật: \(P = 10m = 10.75 = 750N\)
+ Công của trọng lực: \({A_1} = P.h = 750.1,5 = 1125J\)
+ Công cản của lực ma sát là: \({A_2} = F.s = 20.10 = 200J\)
Công của người kéo: \(A = {A_1} + {A_2} = 1125 + 200 = 1325J\)