Đề bài

Câu 1: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp:

A. 2HgO \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2Hg + O2

B. CaO + CO2 → CaCO3

C. Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

D. 4Al + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2Al2O3

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam Mg trong không khí, khối lượng MgO thu được là:

A. 5g

B. 4g

C. 2g

D. 8g

Câu 3: Thành phần theo thể tích của không khí gồm:

A. 21% N2, 78% O2 , 1% các khí khác

B. 21% các khí khác, 78% N2 , 1% O2

C. 21% O2 , 78% N2 ; 1% các khí khác

D. 21% O2 , 78% các khí khác, 1% N2

Câu 4: Hiện tượng xảy ra khi nhốt con dế trong lọ đậy kín

A. Con dế chết vì thiếu oxi

B. Con dế vẫn sống bình thường

C. Con dế chết vì thiếu nước

Câu 5: Khí nào sau đây trong không khí gây nên hiệu ứng nhà kính:

A. Khí H2

B. Khí Oxi.

C. Khí CO2

D. Khí N2.

Câu 6: Nguyên liệu để điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là:

A. Na2SO4

B. H2O

C. MnO2

D. KMnO4

Tự luận

Câu 7: (1 điểm)

Đọc tên và phân loại các oxit sau: P2O5, Fe2O3, SO2, Na2O

 Câu 8: (1 điểm)

Để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường chùm vài dày lên ngọn lửa mà không dùng nước ? Giải thích vì sao ?

Câu 9: (2 điểm) Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của các chất: Cacbon, photpho,etilen( C2H4), nhôm trong khí oxi.

Câu 10: (3 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 5,4g bột nhôm cần V(l) khí oxi ở (đktc).

  1. Viết PTHH và tính V.
  2. Tính khối lượng kali pemanganat cần dùng để điều chế lượng oxi đủ cho phản ứng trên, biết rằng thực tế đã dùng dư KMnO4 10% so với lý thuyết.

(Cho Al = 27; O = 16; K = 39; Mn = 55)

Lời giải chi tiết

Hướng dẫn giải chi tiết:

I. Trắc nghiệm

 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

B

C

A

C

D

Câu 2:

Ta có phương trình:

2Mg + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2MgO

n Mg = m : M = 2, 4: 24 = 0,1 mol

n MgO = n Mg = 0,1 mol

=> m MgO = n . M = 0,1 . 40 = 4 gam

Đáp án B

II. Tự luận

Câu 7:

 

Phân loại

Tên gọi

P2O5

Oxit axit

Diphotpho pentaoxit

Fe2O3

Oxit bazo

Sắt (III) oxit

SO2

Oxit axit

Lưu huỳnh dioxit

Na2O

Oxit bazo

Natri oxit

Câu 8:

Để dập tắt ngọn lửa dp xăng dầu cháy, người ta thường chùm vải dày lên ngọn lửa mà không dùng nước do, xăng nhẹ hơn nước, nổi lên trên mặt nước và tiếp tục cháy

=> Phun nước không có tác dụng

Ngoài ra, chùm vải lên ngọn lửa để ngăn không cho ngọn lửa tiếp xúc với oxi

Câu 9:

C + O2 .\(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\).CO2

2P + 5O2 .\(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\).2P2O5

C2H4 + 3O2 .\(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\).2CO2 + 2H2O

4Al + 3O2 .\(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\).2Al2O3

Câu 10:

Ta có phương trình:

4Al + 3O2 .\(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\).2Al2O3 (1)

n Al = m : M = 5,4 : 27 = 0,2 mol

Từ phương trình ta thấy:

4 mol Al phản ứng với 3 mol O2

=> 0,2 mol Al phản ứng với x mol O2

=> x = 0,15 mol

V O2 = n . 22,4 = 0,15 . 22,4 = 3,36 lít

b, Ta có phương trình:

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 (2)

(2) 2 mol KMnO4 phản ứng tạo ta 1 mol O2

y mol KMnO4 phản ứng tạo ra 0,15 mol O2

=> y = 0,3 mol

Mặt khác, thực tế đã dùng dư KMnO4 so với lý thuyết

=> nKMnO4 đã sử dụng là: 0,3 + 0,3 . 10% = 0,33 mol

mKMnO4 = 0,33 . (39 + 55 + 16 . 4) = 52,14 gam

soanvan.me