Đề bài

I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Các nhân tố vô sinh là gì ?

A. Khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí

B. địa hình và thổ nhưỡng: độ cao, độ trũng, độ dốc... và đất, đá, các thành phần cơ giới.

C. Nước: nước biển, nước mưa, nước ao, hồ...

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2. Những dấu hiệu điển hình của quần xã là:

A. Số lượng cá thể từng loài, thành phần loài.

B. số lượng cá thể từng loài, số lượng các loài trong quần xã.

C. Số lượng các loài, thành phần loài trong quần xã.

D. Số lượng cá thể từng loài, số lượng các loài, thành phần loài.

Câu 3. Rừng thuộc loại tài nguyên nào?

A. Tài nguyên không tái sinh.

B. Tài nguyên tái sinh.

C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. Câu B và C đều đúng.

Câu 4. Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?

A. Tỉ lệ giới tính.

B. Thành phần nhóm tuổi.

C. Mật độ cá thể.

D. Lịch sử hình thành.

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do:

A. Hoạt động của con người.

B. hoạt động cũa sinh vật.

C. Hạn hán và lũ lụt.

D. Động đất và núi lửa

Câu 6. Một hệ sinh thái bao gồm những thành phần nào?

A. Thành phần vô sinh và con người.

B. Động vật và thành phần vô sinhể

C. Động vật, thực vật và con người.

D. Thành phần vô sinh, thành phần hữu sinh

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1. Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?

Câu 2. Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ.

Câu 3. Thế nào là quần xã sinh vật ? Nêu các dấu hiệu điển hình của quần xã.

Câu 4. Có các sinh vật sau: của, mèo rừng, sâu, cây, dê, cỏ, chim sâu, hổ, vi sinh vật, chuột.

a. Sắp xếp các sinh vật trên thành ba nhóm: sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ.

b. Viết 4 sơ đồ chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên.

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

1

2

3

4

5

6

D

C

B

D

A

D

Câu 1. Các nhân tố vô sinh là:

- Khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí

- Địa hình và thổ nhưỡng: độ cao, độ trũng, độ dốc... và đất, đá, các thành phần cơ giới.

- Nước: nước biển, nước mưa, nước ao, hồ...

Chọn D

Câu 2. Những dấu hiệu điển hình của quần xã là: Số lượng các loài, thành phần loài trong quần xã.

Chọn C

Câu 3. Rừng thuộc loại tài nguyên tái sinh.

Chọn B

Câu 4. Lịch sử hình thành không phải là đặc trưng của quần thể?

Chọn D

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do: Hoạt động của con người.

Chọn A

Câu 6. Một hệ sinh thái bao gồm những thành phần: Thành phần vô sinh, thành phần hữu sinh

Chọn D

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1. Cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng vì:

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước, nơi ở cho sinh vật và các tài nguyên sinh vật khác.

- Rừng có vai trò điều hòa khí hậu.

Câu 2 .

* Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

* Ví dụ: lợn lai kinh tế ỉ Móng Cái x Đại Bạch có sức sống cao, lợn con mới đẻ đã nặng từ 0,7 đến 0,8 kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao hơn.

Câu 3 .

* Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

* Các dấu hiệu điển hình của quần xã.

- Số lượng các loài trong quần xã: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp.

- Thành phần loài trong quần xã: loài ưu thế, loài đặc trưng.

Câu 4.

a. Sắp xếp các sinh vật trên thành ba nhóm: sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ.

- Sinh vật sản xuất: cây, cỏ.

- Sinh vật tiêu thụ: của, mèo rừng, sâu, dê, chim sâu, hổ, chuột.

- sinh vật phân giải: vi sinh vật

b. Viết 4 sơ đồ chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên.

Cỏ → sâu → chim sâu → hổ → vi sinh vật

Cỏ → dê → hổ → vi sinh vật

Cỏ → chuột →mèo rừng → hổ →vi sinh vật

Cỏ → chuột → mèo rừng → vi sinh vật

soanvan.me