Đề bài
Câu 1: Công thức xác định độ lớn lực Lo ren xơ là:
A. f = |q|.v.B. tanα B. f = |q|.v.B2
C. f = |q|.v.B. sinα. D. f = |q|.v.B. cosα.
Câu 2: Đơn vị của lực từ là:
A. Niuton(N) B. Fara(F)
C. Jun(J) D. Tesla(T)
Câu 3: Một hạt proton bay vào trong từ trường đều, cảm ứng từ B = 1,2 T. Lúc lọt vào trong từ trường vận tốc của hạt là 105 m/s và hợp thành với đường sức từ góc 300. Điện tích hạt proton là q = 1,6.10-19 (C). Độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên proton là:
A. 9,6.10-15 (N) B. 9,6.10-12 (N)
C. 9,6.10-15 (mN) D. 9,6.10-13 (N)
Câu 4:Nam châm có đặc điểm nào sau đây:
A. Hút các mẩu giấy nhỏ
B . Hút các mẩu nhựa nhỏ
C. Hút các mẩu sắt nhỏ
D. Hút mọi vật.
Câu 5: Một khung dây tròn bán kính R = 10 cm, có 10 vòng dây có dòng điện cường độ I = 1 A chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm vòng dây là
A. 2.10-5 (T) B. 2π.10-5 (T)
C. π.10-5 (T) D. 4 π.10-5 (T)
Câu 6: Dòng điện I = 2 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là:
A. 2.10-6(T) B. 2.10-8(T)
C. 2.10-7(T) D. 4.10-6(T)
Câu 7: Biểu thức tổng quát tính từ thông gửi qua một khung dây đặt trong một từ trường đều là:
A. Ф = Scosα B. Ф = Bcosα
C. Ф = BScosα D. Ф = BSsinα
Câu 8: Một khung dây phẳng có diện tích 10 cm2 đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 2.10-2T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 300. Tính độ lớn từ thông qua khung?
A. 10-5Wb B. 2.10-5Wb
C. 2.10-6Wb D. 10-6Wb
Câu 9: Từ thông riêng gửi qua một ống dây được xác định bởi công thức
A. Ф = B. i B. Ф = S.i
C. Ф = L.i D. Ф =L.i2
Câu 10: Một khung dây phẳng hình vuông cạnh 10 cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng. Trong thời gian 0,1 s, cảm ứng từ của từ trường giảm đều từ 1,2 (T) về 0 (T). Suất điện động cảm ứng của khung dây trong thời gian đó có độ lớn là:
A. 1,2 mV B. 1,2V
C. 120mV D. 1,2 Wb
Câu 11: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi
A. sự chuyển động của nam châm với mạch.
B. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.
C. sự chuyển động của mạch với nam châm.
D. sự biến thiên từ trường Trái Đất.
Câu 12: Theo định luật khúc xạ thì:
A. Tia khúc xạ và tia phản xạ nằm trong hai mặt phẳng khác nhau
B. góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0
C. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ giảm bấy nhiêu lần
D. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
Câu 13: Chiếu ánh sáng từ không khí vào nước có chiết suất n = 4/3. Nếu góc tới i = 30 0 thì góc khúc xạ r bằng:
A. 22,020 B. 21,20
C. 420 D. 240
Câu 14: Cho một tia sáng chiếu từ môi trường trong suốt có chiết suất (n = ) ra không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới i:
A. i>300 B. i <600
C. i<300 D. i>450
Câu 15: Khi chiếu tia sáng từ môi trường trong suốt có chiết suốt n= 2 ra ngoài không khí thì góc giới hạn phản xạ toàn phần bằng:
A. 450 B. 300
C. 600 D. 200
Câu 16: Độ tụ của thấu kính hội tụ có đặc điểm:
A. D = f B. D>f
C. D>0 D. D<0
Câu 17: Trong các nhận định sau, nhận định đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính hội tụ là
A. Tia sáng tới đi qua tiêu điểm vật chính thì ló ra song song với trục chính;
B. Tia sáng song song với trục chính thì ló ra đi qua tiêu điểm vật chính;
C. Tia tới qua tiêu điểm vật chính thì tia ló đi thẳng;
D. Tia sáng đi song song với trục chính của thấu kính tia ló không cắt trục chính.
Câu 18: Thấu kính có độ tụ D = -2 (dp), điều đó có nghĩa là
A. TKPK có tiêu cự f = - 50 cm.
B. TKPK có tiêu cự f = - 20 cm.
C. TKHT có tiêu cự f = + 50 cm.
D. TKHT có tiêu cự f = + 20 cm.
Câu 19: Vật sáng thật AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của TKHT cho ảnh ngược chiều cao bằng vật. Vật AB đặt ở vị trí nào sau đây:
A. Đặt tại tiêu điểm.
B. Đặt trước tiêu điểm.
C. Đặt cách thấu kính 3f.
D. Đặt cách thấu kính 2f.
Câu 20: Vật AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 30cm. Thấu kính có tiêu cự 15cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là :
A. 15cm B. 30cm
C. 60cm D. 45cm
Câu 21: Đặt vật AB = 4 (cm) trên trục chính và vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 10 (cm), cách thấu kính một khoảng d = 10 (cm) thì ta thu được:
A. ảnh thật A’B’, cao 2cm
B. ảnh ảo A’B’, cao 2cm.
C. ảnh ảo A’B’, cao 1 cm
D. ảnh thật A’B’, cao 1 cm
Câu 22: Một vật thật đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cho ảnh ảo. Khoảng cách từ vật thật đến thấu kính hội tụ bằng 20cm, khoảng cách từ ảnh ảo đến thấu kính 40cm. Xác định số phóng đại của thấu kính?
A. – 2. B. 2.
C. 20. D. 40
Câu 23: Thấu kính có thể được làm từ chất nào trong những chất sau đây?
A. Sắt B. Nhôm
C. Đồng. D. Thủy tinh
Câu 24: Vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của TK cho ảnh ngược chiều lớn gấp 4 lần vật AB. Biết ảnh cách vật AB 150cm.Tiêu cự của thấu kính là:
A. 24 cm. B. 15 cm.
C. 20 cm. D. 30 cm.
Câu 25: Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm:
A. trên võng mạc B. Nằm trước mắt
C. trước võng mạc D. sau võng mạc
Câu 26: Khoảng cách từ vật đến tiêu điểm vật của một thấu kính hội tụ bằng khoảng cách từ ảnh thật đến tiêu điểm ảnh của thấu kính. Độ phóng đại ảnh là:
A. – 2 B. – 0,5
C. 2 D. – 1
Câu 27: Khi nhìn rõ vật đặt ở vị trí cực cận thì
A. thủy tinh thể có độ tụ nhỏ nhất
B. góc trông vật đạt giá trị cực tiểu
C. thủy tinh thể có tiêu cự lớn nhất
D. thủy tinh thể có độ tụ lớn nhất
Câu 28: Vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm, qua thấu kính cho ảnh ảo, dịch chuyển vật ra xa thấu kính một khoảng 8cm khi đó thu được một ảnh thật cách ảnh lúc trước 72cm. Hỏi vật AB lúc đầu cách thấu kính một khoảng bao nhiêu?
A. 8 cm B. 16 cm
C. 20 cm D. 18 cm
Câu 29: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101cm, điểm cực cận cách mắt 16cm. Khi đeo kính sửa cách mắt 1cm (nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
A. 21,46 cm B. 17,65 cm
C. 30 cm D. 42,66 cm
Câu 30: Một người mắt cận thị có điểm CV cách mắt 50cm. Xác định tiêu cự của thấu kính mà người này phải đeo sát mắt để có thể nhìn rõ không điều tiết một vật cách mắt 20cm.
A. 40,33 cm. B. 33,33 cm.
C. 20 cm. D. 12,5 cm.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Phương pháp: Công thức tính lực Lo-ren-xơ
Cách giải:
Lực Lo-ren-xơ có độ lớn được tính theo công thức f = |q|.v.B. sinα
Với q là điện tích (C), v là vận tốc chuyển động của điện tích (m/s), B là độ lớn cảm ứng từ của từ trường(T), α là góc hợp bởi giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ vận tốc.
Chọn đáp án C
Câu 2
Phương pháp : Đơn vị của lực từ
Cách giải
Lực từ có đơn vị là Niuton, kí hiệu N
Chọn đáp án A
Câu 3 :
Phương pháp : Áp dụng công thức tính độ lớn lực Lo-ren-xơ
Cách giải
Lực Lo-ren-xơ có độ lớn được tính theo công thức f = |q|.v.B. sinα
Thay số vào công thức ta được:
f = 1,6.10-19.105.1,2.sin300 = 9,6.10-15 (N)
Chọn đáp án A
Câu 4:
Phương pháp: Từ tính của nam châm
Cách giải:
Nam châm có từ tính nên nó có thể hút các vật bằng sắt, thép hoặc các vật liệu từ.
Chọn đáp án C
Câu 5:
Phương pháp: Áp dụng công thức tính cảm ứng từ tại tâm vòng dây tròn \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{{NI}}{R}\)
Cách giải:
Cảm ứng từ tại tâm vòng dây tròn bán kính R có cường độ dòng điện I chạy qua được tính theo công thức: \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{{NI}}{R}\)
Thay số vào ta được \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{{10.1}}{{0,1}} = 2\pi {.10^{ - 5}}\left( T \right)\)
Chọn đáp án B
Câu 6:
Phương pháp: Áp dụng công thức tính cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài \(B = {2.10^{ - 7}}\dfrac{I}{r}\)
Cách giải:
Cảm ứng từ do dòng điện thẳng dài có cường độ I gây ra tại điểm M cách dòng điện một đoạn r được tính theo công thức \(B = {2.10^{ - 7}}\dfrac{I}{r}\)
Thay số vào ta được \(B = {2.10^{ - 7}}\dfrac{2}{{0,1}} = {4.10^{ - 6}}T\)
Chọn đáp án D
Câu 7:
Phương pháp: Công thức tính từ thông
Cách giải:
Từ thông gửi qua một khung dây đặt trong một từ trường đều là Ф = BScosa
Với a là góc hợp với véc tơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây
Chọn đáp án C
Câu 8:
Phương pháp: Áp dụng công thức tính từ thông Ф = BScosα
Cách giải:
Vì mặt phẳng khung hợp với đường cảm ứng từ góc 300 nên góc hợp bởi giữa véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng khung với đường cảm ứng từ là 900 = 300 = 600
Thay vào công thức tính từ thông:
Ф = BScosa = 2.10-2.10.10-4.cos600
= 10-5 Wb
Chọn đáp án A
Câu 9:
Phương pháp: Công thức tính từ thông riêng gửi qua một ống dây
Cách giải:
Từ thông riêng gửi qua một ống dây được xác định bởi công thức Ф = L.i với L là hệ số tự cảm của ống dây (H)
Chọn đáp án C
Câu 10
Phương pháp: Áp dụng công thức tính độ lớn suất điện động cảm ứng \({e_c} = \left| {\dfrac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right|\)
Cách giải:
Áp dụng công thức tính độ lớn suất điện động cảm ứng \({e_c} = \left| {\dfrac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right|\) ta có
\({e_c} = \left| {\dfrac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right| = \left| {\dfrac{{\Delta B.S.cos\alpha }}{{\Delta t}}} \right|\)
\(= \left| {\dfrac{{(0 - 1,2){{.10.10}^{ - 4}}.cos0}}{{0,1}}} \right| \)
\(= 0,012V = 12mV\)
Chọn đáp án A
Câu 11:
Phương pháp: Định nghĩa hiện tượng tự cảm
Cách giải:
Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.
Chọn đáp án B
Câu 12:
Phương pháp: Các nội dung của định luật khúc xạ ánh sáng
Cách giải:
Theo định luật khúc xạ ánh sáng thì
+ Tia tới và tia khúc xạ đều nằm trong mặt phẳng tới
+ góc khúc xạ bằng 0 nếu góc tới bằng 0, đây là trường hợp tia sáng truyền vuông góc với mặt phân cách
+ khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng theo quy luật sini = nsinr
Chọn đáp án D
Câu 13:
Phương pháp: Áp dụng biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng n1sini = n2sinr
Cách giải:
Áp dụng biểu thức n1sini = n2sinr ta có 1.sin300 = 4/3.sinr
=> sinr = 3/8 => r = 22,020
Chọn đáp án A
Câu 14:
Phương pháp: Áp dụng điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
+ Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ.
+ Góc tới lớn hơn góc tới giới hạn
Cách giải :
Theo đề bài tia sáng chiếu từ môi trường trong suốt có chiết suất (n = ) ra không khí nên điều kiện cần đã thỏa mãn
Điều kiện đủ: i ≥ igh với \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\)
Do đó igh = 450
Vậy i ≥ 450
Chọn đáp án D
Câu 15:
Phương pháp: Áp dụng công thức tính góc tới giới hạn \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Cách giải:
Góc giới hạn phản xạ toàn phần hay góc tới giới hạn được tính theo công thức sau:
\(\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \dfrac{1}{2} \Rightarrow {i_{gh}} = {30^0}\)
Chọn đáp án B
Câu 16:
Phương pháp: Lí thuyết về độ tụ của thấu kính
Cách giải:
Độ tụ của thấu kính được tính theo công thức D = 1/f
Mà thấu kính hội tụ có tiêu cự f > 0 nên độ tụ của nó D > 0
Chọn đáp án C
Câu 17:
Phương pháp: Lí thuyết về đường truyền của tia sáng qua thấu kính
Cách giải:
Tia sáng tới đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính hội tụ sẽ cho tia ló song song với trục chính
Tia sáng tới đi song song với trục chính thí tia ló sẽ cắt trục chính tại tiêu điểm ảnh chính
Tia sáng tới đi qua quang tâm thì tia ló sẽ đi thẳng
Chọn đáp án A
Câu 18:
Phương pháp: + Công thức tính độ tụ của thấu kính D = 1/f
+ Quy ước TKHT có f > 0 và TKPK có f < 0
Cách giải:
Vì D = - 2 dp nên f = 1/D = -0,5 m = - 50 cm
Do đó thấu kính là TKPK có tiêu cự f = - 50 cm
Chọn đáp án A
Câu 19:
Phương pháp: Mối quan hệ giữa vật và ảnh tạo bởi TKHT, cụ thể
Cách giải:
Vật sáng AB cho ảnh ngược chiều, cao bằng vật => vật phải đặt ở vị trí cách thấu kính 2f
Chọn đáp án D
Câu 20:
Phương pháp: Áp dụng công thức thấu kính \(d' = \dfrac{{df}}{{d - f}}\)
Cách giải:
Áp dụng công thức \(d' = \dfrac{{df}}{{d - f}} = \dfrac{{30.15}}{{30 - 15}} = 30cm\)
Chọn đáp án B
Câu 21:
Phương pháp: Áp dụng công thức thấu kính \(d' = \dfrac{{df}}{{d - f}}\) và công thức tính hệ số phóng đại \(k = - \dfrac{{d'}}{d}\)
Cách giải:
Ta có \(d' = \dfrac{{df}}{{d - f}} = \dfrac{{10.\left( { - 10} \right)}}{{10 - \left( { - 10} \right)}} = - 5cm\)
Vì d’ < 0 nên ảnh A’B’ là ảnh ảo
Mặt khác \(k = - \dfrac{{d'}}{d} = - \dfrac{{\left( { - 5} \right)}}{{10}} = \dfrac{1}{2}\)
Vì k > 0 nên ảnh cùng chiều với vật và có độ cao bằng 1/2 vật => ảnh cao 2cm
Chọn B
Câu 22:
Phương pháp: Áp dụng công thức tính hệ số phóng đại của thấu kính \(k = - \dfrac{{d'}}{d}\)
Cách giải:
Vì vật thật nên d > 0, do đó d = 20 cm
Vì ảnh ảo nên d < 0, do đó d = - 40 cm
Thay vào công thức \(k = - \dfrac{{d'}}{d} = - \dfrac{{\left( { - 40} \right)}}{{20}} = 2\)
Chọn đáp án B
Câu 23:
Phương pháp: Cấu tạo của thấu kính
Cách giải:
Thấu kính có thể được làm từ thủy tinh hoặc các chất liệu trong suốt.
Chọn đáp án D
Câu 24:
Phương pháp: Áp dụng các công thức thấu kính
Cách giải:
+ Vì ảnh ngược chiều và lớn gấp 4 lần vật => k = - 4
Mà \(k = - \frac{{d'}}{d} = - 4 \Rightarrow d' = 4d\left( 1 \right)\)
+ Ảnh ngược chiều => ảnh thật, mà ảnh và vật lại cách nhau 150cm do đó d + d’ = 150 cm(2)
Từ (1) và (2) ta tính được d = 30 cm; d’ = 120 cm
Do đó tiêu cự của thấu kính là \(f = \dfrac{{dd'}}{{d + d'}} = \dfrac{{30.120}}{{30 + 120}} = 24cm\)
Chọn đáp án A
Câu 25:
Phương pháp: Lí thuyết về các tật của mắt
Cách giải:
Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm sau võng mạc
Chọn đáp án D
Câu 26:
Phương pháp: Công thức tính hệ số phóng đại \(k = - \frac{{d'}}{d}\)
Cách giải:
Theo đề bài ta có d = 2f; d’ = 2f
Thay vào công thức tính hệ số phóng đại ta được \(k = - \frac{{d'}}{d} = - 1\)
Chọn đáp án D
Câu 27:
Phương pháp: Lí thuyết về cấu tạo mắt và sự điều tiết
Cách giải
Khi nhìn rõ vật đặt ở vị trí cực cận thì mắt phải điều tiết tối đa, thủy tinh thể có tiêu cự nhỏ nhất, độ tụ lớn nhất và góc trông vật đạt giá trị cực đại.
Chọn đáp án D
Câu 28:
Phương pháp: Áp dụng lí thuyết về bài toán di chuyển vật thấu kính.
Cách giải:
Vì dịch chuyển vật ra xa 8 cm => d2 = d1 + 8
Vì ảnh ban đầu là ảnh ảo, ảnh sau khi dịch chuyển là ảnh thật
=> d2’ < d’1, d’2 = d’1 + 72
Từ (2) ta có \(\dfrac{{{d_2}f}}{{{d_2} - f}} = d{'_1} + 72\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{{\left( {{d_1} + 8} \right)f}}{{{d_1} + 8 - f}} = \dfrac{{{d_1}f}}{{{d_1} - f}} + 72\)
Thay f = 12 cm ta được :
\(\dfrac{{\left( {{d_1} + 8} \right)}}{{{d_1} - 4}} = \dfrac{{{d_1}}}{{{d_1} - 12}} + 6\)
\( \Leftrightarrow \left( {{d_1} + 8} \right)\left( {{d_1} - 12} \right) \)
\(= {d_1}\left( {{d_1} - 4} \right) + 6\left( {{d_1} - 4} \right)\left( {{d_1} - 12} \right)\)
\( \Leftrightarrow d_1^2 - 4{d_1} - 8.12 \)
\(= d_1^2 - 4{d_1} + 6\left( {d_1^2 - 16{d_1} + 4.12} \right)\)
\( \Leftrightarrow 6d_1^2 - 6.16{d_1} + 6.4.12 + 8.12 = 0\)
=> d1 = 8 cm hoặc d1 = 6 cm
Chọn đáp án A
Câu 29:
Phương pháp: Sử dụng lí thuyết về cách khắc phục tật cận thị và công thức thấu kính
Cách giải:
Vì đeo kính cách mắt 1 cm để nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết => thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 100 cm
Ta có sơ đồ tạo ảnh
Trong đó A1B1 là ảnh của AB sẽ nằm ở vị trí điểm cực cận
Do đó d2 = 16 cm
Mà d1’ = a – d2 = 1 – 16 = - 15 cm
Áp dụng công thức thấu kính ta tính được:
\({d_1} = \dfrac{{d{'_1}f}}{{d{'_1} - f}} = \dfrac{{\left( { - 15} \right)\left( { - 100} \right)}}{{ - 15 + 100}} = 17,65cm\)
Chọn đáp án B
Câu 30:
Phương pháp: Sử dụng lí thuyết về cách khắc phục tật cận thị và công thức thấu kính
Cách giải:
Ta có sơ đồ tạo ảnh
Trong đó L là thấu kính; Vật AB cách thấu kính 20 cm => d1 = 20 cm
Vì mặt nhìn vật ở trạng thái không điều tiết nên d2 = 50 cm
=> d’1 = - d2 = - 50 cm
Do đó ta tính được tiêu cự của thấu kính : \[f = \dfrac{{{d_1}d{'_1}}}{{{d_1} + d{'_1}}} = \dfrac{{20.\left( { - 50} \right)}}{{20 + ( - 50)}} = 33,33cm\]
Chọn đáp án B
Nguồn: Sưu tầm
soanvan.me