Đề bài

Câu 1 : Cho các oxit sau: FeO; N2O5; SO­3; BaO. Hãy phân loại và gọi tên các oxit trên.

Câu 2 : Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

a) KClO3 ----> KCl + O2

b) H+ O2 ----> H2O

c) H2 + CuO ----> Cu + H2O

d) H2O + Na2O ----> NaOH

Câu 3 : Nêu phương pháp hoá học nhận biết ba chất sau đựng riêng trong ba lọ mất nhãn: Nước cất, dung dịch H3PO4, dung dịch NaOH.

Câu 4 : Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho các chất sau tác dụng với nước: Ca, K2O.

Câu 5 : Em hãy đề xuất 4 biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm?

Câu 6 :

Cho 19,5 gam kẽm (Zn) vào bình chứa dung dịch axit clohiđric (HCl) dư.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành?

c) Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc)?

d) Nếu cho toàn bộ lượng khí H2 vừa sinh ra ở phản ứng trên đi qua ống nghiệm chứa 24 gam sắt (III) oxit, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam sắt?

(Zn = 65; H = 1; Cl = 35,5; Fe = 56; O = 16)

--- HẾT ---

Lời giải chi tiết

Câu 1

Phương pháp:

Oxit axit là oxit của phi kim.

Tên gọi oxit axit: tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số lượng nguyên tử oxi).

Oxit bazơ là oxit của kim loại.

Tên gọi của oxit bazơ: Tên kim loại (nếu kim loại nhiều hóa trị kèm theo hóa trị) + oxit.

Cách giải:

* Oxit axit:

+ N2O5 : đinitơ pentaoxit.

+ SO3 : lưu huỳnh trioxit.

* Oxit bazơ:

+ FeO : sắt (II) oxit.

+ BaO : bari oxit.

Câu 2

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của các H2; O2 và H2O và kiến thức về các loại phản ứng hóa học đã học (phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng oxi hóa – khử, phản ứng thế).

Cách giải:

a) 2KClO3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2KCl + 3O2

Đây là phản ứng phân hủy và phản ứng oxi hóa – khử.

b) 2H2 + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2H2O

Đây là phản ứng hóa hợp và phản ứng oxi hóa – khử.

c) H2 + CuO \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Cu + H2O

Đây là phản ứng oxi hóa – khử.

d) H2O + Na2O → 2NaOH

Đây là phản ứng hóa hợp.

Câu 3

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của các chất cần nhận biết.

Cách giải:

Sử dụng quỳ tím và nhúng lần lượt vào 3 ống nghiệm chứa riêng biết ba chất trên.

- Quỳ tím hóa đỏ: dung dịch H3PO4.

- Quỳ tím hóa xanh: dung dịch NaOH.

- Quỳ tím không đổi màu: nước cất.

Câu 4

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của nước.

Cách giải:

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑

K2O + H2O → 2KOH

Câu 5

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm (sgk hóa 8/ trang 96).

Cách giải:

Bốn biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm là

- Xử lí khí thải của các nhà máy, lò đốt, phương tiện giao thông.

- Sử dụng năng lượng sạch.

- Trồng rừng, trồng cây xanh.

- Hạn chế các hoạt động đốt cháy để giảm lượng khí thải vào môi trường.

Câu 6

Phương pháp:

Dựa vào phản ứng (Zn + HCl) ⟹ số mol ZnCl2 và H2 ⟹ Khối lượng ZnCl2 và thể tích khí H2.

Dựa vào phản ứng (H2 + Fe2O3) ⟹ xác định chất dư, hết ⟹ số mol sắt ⟹ Khối lượng sắt.

Cách giải:

a) PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

b) nZn = 19,5/65 = 0,3 (mol)

Theo PTHH ⟹

\({n_{ZnC{l_2}}} = {n_{Zn}} = 0,3(mol) \Rightarrow {m_{ZnC{l_2}}} = 0,3.136 = 40,8(g)\)

c) Theo PTHH ⟹

\({n_{{H_2}}} = {n_{Zn}} = 0,3(mol) \Rightarrow {V_{{H_2}}} = 0,3.22,4 = 6,72(l)\)

d) \({n_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{{24}}{{160}} = 0,15(mol);{n_{{H_2}}} = 0,3(mol)\)

PTHH: 3H2 + Fe2O3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2Fe + 3H2O

Xét tỉ lệ: \(\frac{{{n_{{H_2}}}}}{3} = 0,1 < 0,15 = \frac{{{n_{F{e_2}{O_3}}}}}{1}\)

⟹ H2 phản ứng hết, Fe2O3 còn dư sau phản ứng.

Theo PTHH ⟹ \({n_{Fe}} = \frac{{2{n_{{H_2}}}}}{3} = 0,2(mol)\)

Vậy mFe = 0,2.56 = 11,2 (gam).

soanvan.me