Câu hỏi 1 :
Ion nào là ion đơn nguyên tử?
- A NH4+
- B NO3-
- C Cl-
- D OH-
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Ion đơn nguyên tử là ion được cấu tạo từ 1 nguyên tử.
Lời giải chi tiết:
Cl- là ion đơn nguyên tử.
Câu hỏi 2 :
Các hạt cấu tạo của hầu hết các nguyên tử là...
- A proton, nơtron và electron.
- B proton, nơtron.
- C proton và electron.
- D nơtron và electron.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Có 3 loại hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là p, n, e
Câu hỏi 3 :
Nguyên tố hóa học là?
- A những nguyên tử có cùng số khối.
- B những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
- C
những nguyên tử có cùng số electron, proton, nơtron.
- D
những nguyên tử có cùng số electron, nơtron.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân (hay cùng số p).
Câu hỏi 4 :
Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là
- A tạo ra chất khí.
- B tạo ra chất kết tủa.
- C có sự thay đổi màu sắc của các chất.
- D có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một hay nhiều nguyên tố.
Câu hỏi 5 :
Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxit cao nhất của R và công thức hợp chất với hiđro là
- A
R2O5 và RH3.
- B
RO2 và RH4.
- C
R2O7 và RH.
- D
RO3 và RH2
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Nguyên tố R thuộc nhóm VIA => công thức oxit cao nhất của R là RO3 (R có hóa trị VI)
R có hóa trị = 8 – 6 = 2 khi tạo hợp chất với hiđro => RH2
Câu hỏi 6 :
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:
- A
Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
- B
Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì truớc.
- C
Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).
- D
Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do: Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu).
Câu hỏi 7 :
Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là
- A
các nguyên tố s.
- B
các nguyên tố p.
- C
các nguyên tố s và nguyên tố p.
- D
các nguyên tố d.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là các nguyên tố s và nguyên tố p
Câu hỏi 8 :
Cộng hoá trị của 1 nguyên tố là:
- A Số e tham gia liên kết của nguyên tử của nguyên tố đó.
- B Số thứ tự nhóm của nguyên tử.
- C Hoá trị cao nhất của nguyên tố.
- D Số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Cộng hoá trị của 1 nguyên tố là số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử.
Câu hỏi 9 :
Trong các phản ứng sau, phản ứng oxi hóa – khử là
- A Fe3O4+ 4H2SO4 →FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
- B 3Mg + 4H2SO4 →3MgSO4 + S + 4H2O
- C Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
- D BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng mà trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một hay một số nguyên tố.
Phản ứng oxi hóa khử là:3Mg + 4H2SO4 →3MgSO4 + S + 4H2O
Câu hỏi 10 :
Tổng số elecron trong ion NO3- là (Cho: 7N, 8O):
- A 32
- B 3
- C 31
- D 24
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Số e của ion NO3- là: 7 + 3.8 + 1 = 32
Câu hỏi 11 :
Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 thì nguyên tố đó thuộc:
- A Chu kì 2
- B Chu kì 3
- C Nhóm IIIA
- D Nhóm IA
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Cách xác định vị trí của nguyên tố dựa vào cấu hình e:
+ Số lớp e = số thứ tự chu kì
+ Số e lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm (đối với nhóm A)
Lời giải chi tiết:
Vị trí của nguyên tử trong bảng tuần hoàn:
- Có 3 lớp e là 1, 2 và 3 \( \Rightarrow \) Thuộc chu kì 3.
- Lớp electron ngoài cùng là 3s2:
+ Có 2 e ở lớp ngoài cùng nên ở nhóm thứ II.
+ 2e ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s nên ở nhóm A.
\( \Rightarrow \) Ở nhóm IIA.
Vậy chỉ có phương án B đúng.
Câu hỏi 12 :
Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung...
- A ở giữa hai nguyên tử.
- B lệch về một phía của một nguyên tử.
- C chuyển hẳn về một nguyên tử.
- D nhường hẳn về một nguyên tử.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp e chung bị lệch về một phía của nguyên tử được gọi là liên kết cộng hóa trị phân cực
Câu hỏi 13 :
Phân lớp nào sau đây bán bão hòa?
- A 4s2
- B 4p6
- C 4d5
- D 4f4
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phân lớp bán bão hòa là phân lớp có số e bằng 1 nửa số e bão hòa của phân lớp đó.
Lời giải chi tiết:
Do phân lớp d có tối đa 10e (d10) là bão hòa nên phân lớp d5 sẽ là bán bão hòa.
Câu hỏi 14 :
Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là:
- A Magie
- B Cacbon
- C Nitơ
- D Photpho
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Hóa trị của một nguyên tố nhóm A trong oxit cao nhất bằng số thứ tự nhóm của nguyên tố đó.
Lời giải chi tiết:
Trong RO2, R có hóa trị IV => R thuộc nhóm IVA => Cacbon
Câu hỏi 15 :
Ion nào sau đây là ion đa nguyên tử
- A S2-
- B Al3+
- C NH4+
- D Ca2+
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Ion đa nguyên tử được tạo thành từ nhiều nguyên tử.
Lời giải chi tiết:
- S2-: được tạo bởi nguyên tử S
- Al3+: được tạo bởi nguyên tử Al
- NH4+: được tạo bởi nguyên tử N và H
- Ca2+: được tạo bởi nguyên tử Ca
Vậy NH4+ là ion đa nguyên tử
Câu hỏi 16 :
Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là
- A Br, F, I, Cl.
- B F, Cl, Br, I.
- C I, Br, F, Cl.
- D I, Br, Cl, F.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào quy luật biến đổi tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
- Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
- Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
Lời giải chi tiết:
Ta thấy các nguyên tố trên đều thuộc nhóm VIIA. Mà trong trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần nên ta có sự sắp xếp tính phi kim của các nguyên tố như sau: I < Br < Cl < F
Câu hỏi 17 :
Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo nên Hemoglobin, một dạng protein là thành phần chính tạo nên hồng cầu. Chính sắt có trong hemoglobin làm nên màu đỏ của máu, một thành phần quan trọng của cơ thể.Cấu hình electron của 26Fe là
- A 1s22s22p63s23p64s23d6
- B 1s22s22p63s23p63d84s2
- C 1s22s22p63s23p63d10
- D 1s22s22p63s23p63d64s2
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào cách viết cấu hình e nguyên tử:
1 - Phân bố các e vào các phân lớp theo mức năng lượng từ thấp đến cao
2 - Sắp xếp lại các phân mức theo thứ tự từ trong ra ngoài
Lời giải chi tiết:
1 - Phân mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d6
2 - Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d64s2
Câu hỏi 18 :
Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức R2O7. R là nguyên tố nào?
- A Nitơ (Z=7)
- B Cacbon (Z=6)
- C Clo (Z=17)
- D Lưu huỳnh (Z=16)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Do Clo thuộc nhóm VIIA nên có công thức oxit cao nhất là Cl2O7.
Câu hỏi 19 :
Số electron tối đa trên các phân lớp s,p,d,f lần lượt là
- A 2, 4, 6, 10
- B 2, 6, 10, 14
- C 14, 10, 6, 2
- D 2, 10, 6, 14
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Phân lớp s có tối đa 2e
- Phân lớp p có tối đa 6e
- Phân lớp d có tối đa 10e
- Phân lớp f có tối đa 14e
Lời giải chi tiết:
Số e tối đa trên các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 2, 6, 10, 14.
Câu hỏi 20 :
Nhóm gồm những nguyên tố phi kim điển hình là:
- A IA
- B VIA
- C VIIA
- D VIIIA
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Nhóm VIIA gồm những phi kim điển hình
Câu hỏi 21 :
Trong tự nhiên cacbon có 2 đồng vị bền \({}_{6}^{12}C\) và \({}_{6}^{13}C\). Nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,011. Phần trăm của hai đồng vị trên là
- A 98,9% và 1,1%
- B 49,5% và 51,5%
- C 99,8% và 0,2%
- D 75% và 25%
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức tính số khối trung bình.
Lời giải chi tiết:
Gọi phần trăm số nguyên tử của 12C là x % và 13C là y%
Ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}
x + y = 100\\
\dfrac{{12x + 13y}}{{100}} = 12,011
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
x = 98,9\% \\
y = 1,1\%
\end{array} \right.\)
Câu hỏi 22 :
Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 culông. Tên nguyên tử X là
- A
Na
- B
K
- C
Ba
- D
Ca
Đáp án: B
Phương pháp giải:
+) Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 C nên nguyên tử X cũng có điện tích hạt nhân là 30,4.10-19 C.
+) Mỗi hạt proton có điện tích là 1,6.10-19 C
Lời giải chi tiết:
+) Theo giả thiết : Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 C nên nguyên tử X cũng có điện tích hạt nhân là 30,4.10-19 C (điện tích hạt nhân của ion và điện tích hạt nhân của nguyên tử là như nhau)
+) Mặt khác mỗi hạt proton có điện tích là 1,6.10-19 C nên suy ra số proton trong hạt nhân của X là :
$Số \,p = \frac{{30,{{4.10}^{ - 19}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 19$ hạt
Vậy nguyên tử X là Kali (K).
Câu hỏi 23 :
Cho cấu hình electron của các nguyên tố X1, X2, X3, X4 như sau
X1 : 1s22s22p63s1
X2 :1s22s22p63s23p1
X3 :1s22s22p63s23p64s2
X4 :1s22s22p63s2
Các nguyên tố kim loại cùng nhóm gồm có
- A
X1, X2.
- B
X1, X4.
- C
X4, X2.
- D
X4, X3.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Các nguyên tố cùng nhóm là các nguyên tố có cùng số e hóa trị
Lời giải chi tiết:
Các nguyên tố kim loại là các nguyên tố có số e lớp ngoài cùng là 1, 2, 3 (trừ H, He, B)
Các nguyên tố cùng nhóm là các nguyên tố có cùng số e hóa trị
=> có X3 và X4 cùng là kim loại thuộc nhóm IIA
Câu hỏi 24 :
Hòa tan hoàn toàn 5,3g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế tiếp trong H2O được 3,36 lít khí H2 (đktc) Hai kim loại đó là:
- A Na, K.
- B K, Rb.
- C Li, Na.
- D Rb, Cs.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Gọi kí hiệu chung của 2 kim loại là M
2 M + 2 H2O → 2 MOH + H2
Từ PTHH tính được số mol của hỗn hợp kim loại => khối lượng mol trung bình của kim loại=> 2 kim loại
Lời giải chi tiết:
Gọi kí hiệu chung của 2 kim loại là M
2 M + 2 H2O → 2 MOH + H2
Theo PTHH:
\(n_M=2 n_{H_2}\) = \(2\times \dfrac{{3,36}}{{22,4}}=0,3\) mol
=> 7 (Li) < \(M_{tb}=\dfrac{{5,3}}{{0,3}}=17,66\) < 23 (Na)
(Vì là 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp)
Câu hỏi 25 :
Cho các nguyên tố R (Z = 8), X (Z = 9) và Y (Z = 16). Các ion được tạo ra từ nguyên tử các nguyên tố trên là
- A
Y2-, R3-, X2-.
- B
Y-, R2-, X2+.
- C
Y2-, R-, X2-.
- D
Y2-, R2-, X-.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào quy tắc bát tử xác định số electron cần nhận (hoặc nhường) để tạo cấu hình bền => xác định điện tích của ion dựa vào số e cần nhận
Lời giải chi tiết:
R (Z = 8) có cấu hình e: 1s22s22p4 => dễ nhận 2e tạo cấu hình bền => ion tạo ra là R2-
X (Z = 9) có cấu hình e: 1s22s22p5 => dễ nhận 1e tạo cấu hình bền => ion tạo ra là X-
Y (Z = 16) có cấu hình e: 1s22s22p63s23p4 => dễ nhận 2e để tạo cấu hình bền => ion tạo ra là Y2-
Câu hỏi 26 :
Số oxi hoá của nitơ trong NH4+ , NO2- và HNO3 lần lượt là:
- A +3, -3, +5
- B +3, +5, - 3
- C -3, +3, +5
- D +5, -3, +3
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào quy tắc xác định số oxi hóa của 1 nguyên tố trong hợp chất hóa học
Lời giải chi tiết:
\(\mathop {(N}\limits^{ - 3} {\mathop {{H_4}}\limits^{ + 1} }{)^ + },{(\mathop N\limits^{ + 3} \mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} )^ - },\mathop H\limits^ + \mathop N\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} \)
Câu hỏi 27 :
Cho sơ đồ phản ứng : Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây?
- A
3, 14, 9, 1, 7
- B
3, 28, 9, 1, 14
- C
3, 26, 9, 2, 13
- D
2, 28, 6, 1, 14
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xem lại cách lập phương trình hóa học (c5)
Lời giải chi tiết:
${{\overset{+8/3}{\mathop{Fe}}\,}_{3}}{{O}_{4}}+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\to \text{}\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\text{}+\text{ }{{H}_{2}}O$
$\begin{matrix} \text{3x} \\ {} \\ \text{1x} \\\end{matrix}\left| \begin{align} & 3\overset{+8/3}{\mathop{F\text{e}}}\,\,\,\to \,\,3\overset{+3}{\mathop{F\text{e}}}\,\,\,+\,\,1\text{e} \\ & \overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\,\,3\text{e}\,\,\to \,\,\overset{+2}{\mathop{N}}\, \\ \end{align} \right.$
=> cân bằng: 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
=> hệ số cân bằng là: 3, 28, 9, 1, 14
Câu hỏi 28 :
Ngâm một thanh Zn dư trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng thanh Zn
- A
giảm 0,755 gam.
- B
tăng 1,08 gam.
- C
tăng 0,755 gam.
- D
tăng 7,55 gam.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+) Xét quá trình phản ứng có Zn cho e và Ag+ nhận e
$\overset{+1}{\mathop{Ag}}\,\,\,\,\,+\,\,\,\,1\text{e}\,\,\,\,\,\to \,\,\,\,Ag$
0,01 → 0,01 → 0,01
$\overset{{}}{\mathop{Zn}}\,\,\,\,\to \overset{+2}{\mathop{Zn}}\,\,\,\,+\,\,\,\,2\text{e}$
0,005 ← 0,01
+) ∆mthanh Zn = mAg sinh ra – mZn phản ứng
Lời giải chi tiết:
Xét quá trình phản ứng có Zn cho e và Ag+ nhận e
$\overset{+1}{\mathop{Ag}}\,\,\,\,\,+\,\,\,\,1\text{e}\,\,\,\,\,\to \,\,\,\,Ag$
0,01 → 0,01 → 0,01
$\overset{{}}{\mathop{Zn}}\,\,\,\,\to \overset{+2}{\mathop{Zn}}\,\,\,\,+\,\,\,\,2\text{e}$
0,005 ← 0,01
=> ∆mthanh Zn = mAg sinh ra – mZn phản ứng = 0,01.108 – 0,005.65 = 0,755 gam
=> khối lượng thanh Zn tăng 0,755 gam
Câu hỏi 29 :
Phân tử M2X tạo thành từ M+ và X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23. Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt. Công thức hóa học của M2X là
- A
Na2O.
- B
K2S.
- C
Na2S.
- D
K2O.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Gọi số hạt trong M là: pM, eM và nM
Số hạt trong X là pX, eX, nX
+) Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2X là 140 => PT (1)
+) Trong M2X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44
=> PT (2)
Từ (1) và (2) => PT (3) ẩn pM và pX
+) Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23 => PT (5)
+) Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt
=> PT (6)
Từ (5) và (6) => PT (7) ẩn pM và pX
=> pM và pX => M và X
Lời giải chi tiết:
Gọi số hạt trong M là: pM, eM và nM
Số hạt trong X là pX, eX, nX
+) Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2X là 140
=> 2.(pM + eM + nM) + (pX + eX + nX) = 140
Vì pM = eM và pX = eX => 2.(2.pM + nM) + (2.pX + nX) = 140
=> 4.pM + 2.pX + 2.nM + nX = 140 (1)
+) Trong M2X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44
=> 2.(pM + eM) + (pX + eX) – (2.nM + nX) = 44
Vì pM = eM và pX = eX => 2.2.pM + 2.pX – 2.nM – nX = 44
=> 4.pM + 2.pX – (2.nM + nX) = 44 (2)
Từ (1) và (2) => $\left\{ \begin{gathered}4.{p_M} + 2.{p_X} = 92\,\,\,(3) \hfill \\2.{n_M} + {n_X} = 48\,\,\,(4) \hfill \\ \end{gathered} \right.$
+) Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23 => pM + nM – (pX + nX) = 23 (5)
+) Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31 hạt
=> pM + eM + nM -1 – (pX + eX + nX + 2) = 31
=> 2.pM + nM – 2.pX – nX = 34 (6)
Từ (5) và (6) => $\left\{ \begin{gathered}{p_M} - {p_X} = 11\,\,\,(7) \hfill \\{n_M} - {n_X} = 12 \hfill \\ \end{gathered} \right.$
Từ (3) và (7) => pM = 19; pX = 8
=> M là K và X là O
=> Công thức hợp chất cần tìm là K2O
Câu hỏi 30 :
Nguyên tử Au có bán kính và khối lượng mol nguyên tử lần lượt là 1,44A và 197 g/mol. Biết khối lượng riêng của Au là 19,36 g/cm3. Hỏi các nguyên tử Au chiếm bao nhiêu phần trăm trong tinh thể ?
- A
73,95%.
- B
34,78%.
- C
24,45%.
- D
56,98%.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
1 mol = 6,02.1023 nguyên tử Au nặng 197 gam => Khối lượng của 1 nguyên tử Au = m = 197 / (6,02.1023) gam
Thể tích 1 nguyên tử $Au = V = \frac{4}{3}\pi .{R^3}$\( = > \,\,d = \frac{m}{V}\)
+) Phần trăm thể tích nguyên tử chiếm chỗ = khối lượng riêng thực tế / khối lượng riêng lí thuyết
Lời giải chi tiết:
Đổi 1,44 \(\mathop A\limits^o \) = 1,44.10-8 cm
1 mol = 6,02.1023 nguyên tử Au nặng 197 gam => Khối lượng của 1 nguyên tử Au = m = 197 / (6,02.1023) gam
Thể tích 1 nguyên tử $Au = V = \frac{4}{3}\pi .{R^3} = \frac{4}{3}\pi .{(1,{44.10^{ - 8}})^3}\,\,c{m^3}$
Nếu coi nguyên tử là một khối cầu đặc khít thì khối lượng riêng của nguyên tử là:
\( = > \,\,d = \frac{m}{V} = 26,179\,\,gam/c{m^3}\)
Gọi x là phần trăm thể tích nguyên tử Au chiếm chỗ, khối lượng riêng thực tế của Au = 19,36 $ = > {\rm{ }}x = \frac{{19,36}}{{26,179}}.100\% = 73,95\% $