PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm).

Câu 1 : Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành

A. cơ năng                        B. hóa năng. 

C. nhiệt năng.                   D. năng lượng ánh sáng.

Câu 2 : Kim loại giữ được từ tính lâu dài sau khi đã bị nhiễm từ là

A. sắt                                 B. thép.

C. sắt non.                         D. đồng.

Câu 3 : Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là

A. chiều quay của nam châm

B. chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn

C. chiều của đường sức từ

D. chiều của dòng điện trong dây dẫn.

Câu 4 : Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nam châm?

A. Nam châm luôn có hai từ cực Bắc và Nam

B. Nam châm có tính hút được sắt, niken.

C. Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau.

D. Khi một nam châm bị gãy đôi, ta được hai nam châm mới.

Câu 5 : Khi sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây, thì chiều của đường sức từ là chiều

A. xuyên vào lòng bàn tay.

B. Từ cổ tay đến ngón tay.

C.của ngón tay cái.

D. của 4 ngón tay.

Câu 6 : Bình thường kim nam châm luôn chỉ hướng

A. Bắc – Nam.                  B. Đông – Nam.

C. Tây – Bắc.                   D. Tây – Nam.

Câu 7 : Đường sức từ của các thanh nam châm thẳng là

A. các đường cong kín giữa hai đầu của các từ cực.

B. các đường thẳng nối giữa các từ cực của các nam châm khác nhau.

C. các đường tròn bao quanh đi qua hai đầu cảu từ cực.

D. các đường tròn bao quanh các từ cực của nam châm.

Câu 8 : Khi nào hai nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.

B. Khi hai cực Nam để gần nhau.

C. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

D. Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau.

PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 9. (2đ) Hãy phát biểu nội dung của định luật Ôm? Viết hệ thức của định luật Ôm và nêu ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng trong công thức?

Câu 10. (1đ) Hai dây đồng có cùng tiết diện, chiều dài của dây thứ nhất là 6m, dây thức hai là 10m. So sánh điện trở của hai dây.

Câu 11. (1đ) Để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua, ta dùng quy tắc nào? Phát biểu quy tắc?

Câu 12. (1đ) Một bếp điện có điện trở \(44\Omega \) được mắc vào hiệu điện thế \(220V\), công suất tiêu thụ của bếp là bao nhiêu?

Câu 13. (2đ) Một bếp điện có ghi \(220V - 1000W\) sử dụng hiệu điện thế \(220V\). Tính:

a. Điện trở khi bếp hoạt động bình thường.

b. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 10 phút.

c. Mỗi ngày sử dụng bếp trong 2 giờ. Tính số tiền điện phải trả trong một tháng (30 ngày). Biết \(1kWh\) giá \(1500\) đồng.

Câu 14. (1đ) Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào?

 

-------------- Hết --------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.C

2.B

3.D

4.C

5.C

6.A

7.A

8.C

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

Xem lí thuyết về định luật Jun-Lenxơ SGK VL9 trang 44

Cách giải:

Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng được biến đổi thành nhiệt năng.

Chọn C

Câu 2 (TH):

Phương pháp:

Xem lí thuyết về sự nhiễm từ của sắt, thép SGK VL9 trang 69

Cách giải:

Ta có, sau khi bị nhiễm từ thép giữa được từ tính lâu dài.

Chọn B

Câu 3 (NB):

Phương pháp:

Xem nội dung quy tắc bàn tay trái SGK VL9 trang 75

Cách giải:

Ta có, quy tăc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra \({90^0}\) chỉ chiều của lực điện từ.

Chọn D

Câu 4 (TH):

Phương pháp:

Xem lí thuyết về nam châm điện SGK VL9 trang 58

Cách giải:

A, B, D – đúng

C – sai

Chọn C

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

Xem nội dung quy tắc nắm tay phải SGK VL9 trang 66

Cách giải:

Ta có, quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Chọn C

Câu 6 (TH):

Phương pháp:

Xem định nghĩa về kim nam châm SGK VL9 trang 58

Cách giải:

Bình thường kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc.

Chọn A

Câu 7 (TH):

Phương pháp:

Xem định nghĩa về kim nam châm SGK VL9 trang 58

Cách giải:

Đường sức từ của nam châm thẳng là những đường cong kín giữa hai đầu của các từ cực.

Chọn A

Câu 8 (TH):

Phương pháp:

Vận dụng sự tương tác của hai nam châm SGK VL9 trang 59

Cách giải:

Ta có, khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

Chọn C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9 (NB)

Phương pháp:

Xem nội dung định luật Ôm SGK VL9 trang 8

Cách giải:

- Nội dung định luật Ôm:

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây

- Hệ thức của định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)

Trong đó:

+ \(I\): Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị Ampe \(\left( A \right)\)

+ \(U\): Hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, đơn vị Vôn \(\left( V \right)\)

+ \(R\): Điện trở của dây, đơn vị Ôm\(\left( \Omega  \right)\)

Câu 10 (TH)

Phương pháp:

Vận dụng biểu thức tính điện trở dây dẫn: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)

Cách giải:

Ta có, 2 dây có cùng chất liệu là đồng \( \Rightarrow \) có cùng điện trở suất \(\rho \) và có cùng tiết diện \( \Rightarrow {S_1} = {S_2} = S\)

+ Điện trở của dây thứ nhất: \({R_1} = \rho \dfrac{{{l_1}}}{S}\)  (1)

+ Điện trở của dây thứ hai: \({R_2} = \rho \dfrac{{{l_2}}}{S}\)  (2)

Theo đầu bài, ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{l_1} = 6m\\{l_2} = 10m\end{array} \right.\)

Lấy \(\dfrac{{\left( 1 \right)}}{{\left( 2 \right)}}\) ta được: \(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{{{l_1}}}{{{l_2}}} = \dfrac{6}{{10}} = \dfrac{3}{5}\)

\( \Rightarrow {R_1} = \dfrac{3}{5}{R_2}\)

Câu 11 (NB)

Phương pháp:

Xem quy tắc nắm tay phải SGK VL 9 trang 66

Cách giải:

- Để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua ta dùng quy tắc nắm tay phải.

- Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 12 (VD)

Phương pháp:

Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)

Cách giải:

Công suất tiêu thụ của bếp: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{R} = \dfrac{{{{220}^2}}}{{44}} = 1100W\)

Câu 13 (VD)

Phương pháp:

a) Áp dụng biểu thức \(R = \dfrac{{{U^2}}}{P}\)

b) Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = {I^2}Rt = \dfrac{{{U^2}}}{R}t\)

c) Sử dụng biểu thức tính điện năng: \(A = UIt = \dfrac{{{U^2}}}{R}t\)

Cách giải:

Ta có:

- Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của bếp điện: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_{dm}} = 220V\\{P_{dm}} = 1000W\end{array} \right.\)

- Hiệu điện thế sử dụng: \(U = 220V\)

a) Điện trở của bếp khi hoạt động bình thường:  \(R = \dfrac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}} = \dfrac{{{{220}^2}}}{{1000}} = 48,4\Omega \)

b) Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong \(t = 10' = 600s\) là: \(Q = \dfrac{{{U^2}}}{R}.t = \dfrac{{{{220}^2}}}{{48,4}}.600 = 600000J\)

c) Điện năng mà bếp tiêu thụ trong 1 ngày là: \({A_1} = UIt = \dfrac{{{U^2}}}{R}t = \dfrac{{{{220}^2}}}{{48,4}}.2 = 2000Wh = 2kWh\) 

Điện năng mà bếp tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) là \(A = 30{A_1} = 60kWh\)

\( \Rightarrow \) Số tiền điện phải trả trong 1 tháng (30 ngày là: \(T = 60.1500 = 90000\) đồng.

Câu 14 (TH)

Phương pháp:

Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = {I^2}Rt\)

Cách giải:

- Nhiệt lượng tỏa ra trên dây ban đầu: \(Q = {I^2}Rt\)

- Khi giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa, khi đó  \(\left\{ \begin{array}{l}R' = \dfrac{R}{2}\\I' = \dfrac{I}{2}\\t' = \dfrac{t}{2}\end{array} \right.\)

Nhiệt lượng tỏa ra trên dây khi đó: \(Q' = I{'^2}R't' = \dfrac{{{I^2}}}{4}.\dfrac{R}{2}.\dfrac{t}{2} = \dfrac{{{I^2}Rt}}{{16}}\)

\( \Rightarrow \dfrac{{Q'}}{Q} = \dfrac{1}{{16}} \Rightarrow Q' = \dfrac{Q}{{16}}\)

Hay nói cách khác, khi đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ giảm đi 16 lần.

soanvan.me