Đề bài

- Em biết những axit nào? Công thức hóa học và tên gọi của axit đó.

- Thảo luận nhóm để cho biết số nguyên tử hiđro ( cột 4), gốc axit ( cột 5), và hóa trị của gốc axit ( cột 6) trong

Bảng 5.1 . Hãy nhận xét thành phần phân tử của axit và thử nêu khái niệm axit.

Bảng 5.1 một số axit thường gặp

Phân loại
    (1)

CTHH
   (2)

Tên axit
  (3)

      Thành phần

Hóa trị gốc axit
(6)

Tên gốc axit
  (7)

Số nguyên
    tử H
    (4)

Gốc axit
    (5)

 

\(HCl\)

Axit clohiđric

 

-Cl

 

clorua

\(HBr\)

 

 

 

 

 

\({H_2}S\)

 

 

=S

 

 

 

\(HN{O_2}\)

Axit nitrơ

 

 

 

nitric

\({H_2}S{O_3}\)

 

 

 

 

 

\(HN{O_3}\)

Axit nitric

 

 

 

nitrat

\({H_2}S{O_4}\)

 

 

 

 

 

\({H_2}C{O_3}\)

 

 

 

 

 

\({H_3}P{O_4}\)

 

 

 

 

 

 

Lời giải chi tiết

- Các axit đã biết như: axit chohiđric (HCl), axit sunfuric (\({H_2}S{O_4}\)), axit photphoric (\({H_3}P{O_4}\)).

- Điền vào bảng 5.1 như sau :

Phân loại
    (1)

CTHH
   (2)

Tên axit
  (3)

      Thành phần

Hóa trị gốc axit
(6)

Tên gốc axit
  (7)

Số nguyên
    tử H
    (4)

Gốc axit
    (5)

 

\(HCl\)

 

1

-Cl

I

 

\(HBr\)

 

1

-Br

I

 

\({H_2}S\)

 

2

=S

II

 

 

\(HN{O_2}\)

 

1

-\(N{O_2}\)

I

 

\({H_2}S{O_3}\)

 

2

=\(S{O_3}\)

II

 

\(HN{O_3}\)

 

1

-\(N{O_3}\)

I

 

\({H_2}S{O_4}\)

 

2

=\(S{O_4}\)

II

 

\({H_2}C{O_3}\)

 

2

=\(C{O_3}\)

II

 

\({H_3}P{O_4}\)

 

3

\( \equiv P{O_4}\)

III

 

Nhận xét về thành phần phân tử axit : Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit ( -Cl, =\(S{O_4}\), \( \equiv P{O_4}\), mỗi gạch ngang biểu thị một hóa trị).

Khái niệm axit : phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.


Dựa vào khái niệm trên : công thức hóa học tổng quát của axit là : \({H_n}A\) , trong đó A là gốc axit , n là hóa trị của gốc axit .

soanvan.me