1. Biển và đại dương thế giới

- Đại dương thế giới là vùng nước mặn rộng mênh mông, chiếm phần lớn diện tích bề mặt Trái Đất, nối liền từ bán cầu Bắc đến bán cầu Nam, từ bán cầu Tây đến bán cầu Đông.

- Có 4 đại dương lớn trên thế giới:

+ Thái Bình Dương;

+ Đại Tây Dương;

+ Ấn Độ Dương;

+ Bắc Băng Dương.

2. Một số đặc điểm của môi trường biển

a. Nhiệt độ và độ muối

- Nhiệt độ của lớp nước trên mặt biển và đại dương (đến độ sâu 200 m) thay đổi theo vĩ độ:

+ Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ nước biển từ 25 – 30oC;

+ Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ càng giảm dần. Ở Bắc Băng Dương, nhiệt độ có thể xuống tới - 1,8oC.

- Độ muối (độ mặn) của đại dương thế giới trung bình là 35 ‰, nhưng không giống nhau:

+ Những biển ăn sâu vào lục địa, ở vùng ôn đới thường có độ muối thấp hơn;

+ Vùng nhiệt đới độ muối thường cao hơn.

b. Chuyển động của nước biển và đại dương

- Sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Thủy triều là hiện tượng nước đại dương dao động theo chu kì do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời.

+ Ngày trăng tròn hoặc không trăng: triều lên cao nhất và xuống thấp nhất => ngày triều cường.

+ Ngày trăng bán nguyệt đầu hoặc cuối tháng: triều lên ít nhất và xuống ít nhất => ngày triều kém.

Video mô phỏng hiện tượng thủy triều


- Dòng biển (hải lưu) là sự chuyển dịch của các khối nước lớn ở biển và đại dương tương tự như các dòng sông trên lục địa. Căn cứ nhiệt độ nước biển xung quanh: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

Hình 19.3. Lược đồ các dòng biển trên đại dương thế giới

Sơ đồ tư duy biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

soanvan.me