Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn THPT ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Chạy giặc.

Đây là một bài thơ do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ Văn 11 Tập 1. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả:

  • Cảnh chợ tan báo hiệu một hiện thực tan nát
  • Lũ trẻ chạy lơ xơ, nhân dân hoảng loạn
  • Đàn chim dáo dác bay
  • Bến Nghé tan bọt nước
  • Đồng Nai nhuốm màu mây

=> Một cảnh tượng chân thực, tan nát và hoảng loạn của người dân, sự chết chóc, tan thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược.

* Nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả: từ láy (nhấn mạnh sự tan hoang, chia lìa), phép hoán dụ (nói lên toàn thể dân tộc) và đảo trật tự từ (nhấn mạnh hiện thực tan hoang, đau thương của đất nước),...

Câu 2:

Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng và tình cảm của tác giả:

  • Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan
  • Qua đó, thể hiện thái độ căm thù giặc xâm lược của tác giả, ông mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước, cứu nhân dân thoát khỏi nạn này.

Câu 3:

Thái độ của nhà thơ trong 2 câu thơ kết:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Hai câu thơ kết đặt ra câu hỏi, không phải là một câu hỏi chung chung mà rất cụ thể.

  • Tác giả đã tái hiện hiện thực: quê hương ngập tràn bóng giặc nhưng triều đình không có động thái biểu hiện nào, thờ ơ, vô trách nhiệm
  • Qua đó, bộc lộ tâm trạng phẫn uất và thất vọng, đồng thời, thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải "trang dẹp loạn" cứu đất nước.

=> Đó là lời kêu gọi tha thiết xen lẫn nỗi xót xa nói lên tiếng lòng yêu nước của tác giả và khơi gợi lòng yêu nước, căm thù giặc trong tất cả nhân dân cùng đứng lên chống lại quân xâm lược. Đây cũng chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.