Xin chào các em! Trong bài viết ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Văn bản này của tác giả Ngô Sĩ Liên và được biên soạn nằm trong chương trình SGK Ngữ Văn 10 Tập 2. Mời các em cùng theo dõi nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Ngô Sĩ Liên (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả trong SGK Ngữ Văn 10 Tập 2).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được trích trong tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư - một bộ chính sử lớn nhất Việt Nam thời trung đại.

* Bố cục: Văn bản có thể được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: từ đầu -> "đó là thượng sách giữ nước vậy" : Kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn tâu lên vua khi lâm bệnh.
  • Phần 2: tiếp -> "Quốc Tảng vào viếng" : Trần Quốc Tuấn giữ tiết làm tôi.
  • Phần 3: còn lại : Nhắc lại những công tích lớn và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước, chúng ta rút ra được:

  • Vận dụng sách lược và kế sách phải linh hoạt, uyển chuyển, phù hợp với thời thế
  • Mấu chốt quan trọng nhất để chiến thắng là sức mạnh của sự đoàn kết
  • Thượng sách giữ nước là "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc"

Câu 2:

Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến 2 người gia nô cùng 2 người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa là:

Ông cảm phục khi nghe câu trả lời của hai gia nô, đồng tình với Hưng Vũ Vương và ông giận dữ với câu trả lời có ý bất trung của Hưng Nhượng Vương.

Ý nghĩa:

  • Thể hiện tấm lòng trung nghĩa với vua, với nước, ông không hề tư lợi, mà trái lại, luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình.
  • Trần Quốc Tuấn là một con người thận trọng và là người quyết đoán trong từng hành động và suy nghĩ.
  • Là người có tình cảm chân thành, thẳng thắn, nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái.

Câu 3:

* Đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm về nhân cách của Trần Quốc Tuấn là: tấm lòng trung quân ái quốc, ông là một vị tướng anh hùng có tài năng và đức độ.

* Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của tác giả:

Tác giả đã đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ và những tình huống có tính chất thử thách.

  • Mối quan hệ: quan hệ với nước, với vua, với dân, với tướng sĩ dưới quyền, với con cái và với chính bản thân ông,...
  • Tình huống có tính thử thách: tác giả đặt Trần Quốc Tuấn trong mâu thuẫn giữa chữ "hiếu" và chữ "trung" và ông đã đặt chữ "trung" lên trên chữ "hiếu", đặt nợ nước lên trên thù nhà.

Câu 4:

Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích:

  • Lời kể theo lối đảo ngược thời gian: Trần Quốc Tuấn ốm nặng -> ngược dòng thời gian kể về xuất thân, về gia đình, tài mạo,...
  • Cách kể chuyện ngắn gọn, cô đọng, tự nhiên và hấp dẫn, giải quyết được các vấn đề lịch sử như: nhân vật là ai, có đặc điểm gì, có đóng góp gì,... => đặc trưng lối sử kí "văn sử bất phân".
  • Song song với kể, tác giả còn xen vào những nhận xét khéo léo để định hướng cho người đọc

=> Nghệ thuật kể chuyện điêu luyện, mang đến hiệu quả cao. Đồng thời giúp người đọc tiếp nhận một cách hứng thú những gì mà nhà viết sử muốn truyền tải.

Câu 5:

Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đặc biệt là hình ảnh "tráp đựng kiếm có tiếng kêu" có ý nghĩa:

=> Đáp án B và C.