Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Bài học được biên soạn nằm trong chương trình Ngữ Văn 10 Tập 1. Các em hãy cùng tham khảo nhé!

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Điểm chung và điểm riêng của 2 thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm:

* Điểm chung:

  • Đều do người Việt sáng tác
  • Đều phản ánh những vấn đề trong đời sống xã hội, trong tâm tư, tình cảm của con người thời trung đại
  • Đều có được những thành tựu rực rỡ và kết tinh được những sản phẩm xuất sắc

* Điểm riêng:

Văn học chữ Nôm:

  • Ra đời vào cuối thế kỉ XIII
  • Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi
  • Chỉ tiếp thu một số thể loại từ Trung Quốc (phú, văn tế, thơ Đường luật) và chủ yếu là sáng tạo các thể loại mới (ngâm khúc, truyện thơ, hát nói)

Văn học chữ Hán:

  • Ra đời vào thế kỉ X
  • Gồm cả thơ và văn xuôi
  • Chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc: chiếu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật,…

Câu 2:

Bảng tổng kết về tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại:

Giai đoạn văn học Nội dung Nghệ thuật Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm
Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV Yêu nước mang âm hưởng hào hùng
  • Văn học chữ Hán đạt được nhiều thành tựu lớn với các thể loại: chính luận, văn xuôi viết về lịch sử, văn hóa, thơ phú,…
  • Văn học chữ Nôm: bắt đầu đặt nền móng, viết bằng ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ, phú Nôm
  • Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn
  • Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
  • Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu
  • Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên
  • Phò giá về kinh của Trần Quang Khải
Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII Yêu nước mang âm hưởng ngợi ca; phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến
  • Văn học chữ Hán: phát triển với nhiều thể loại, đặc biết là thành tựu của văn chính luận và văn xuôi tự sự
  • Văn học chữ Nôm: có sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc, đồng thời sáng tạo các thể loại dân tộc đồng thời sáng tạo các thể loại dân tộc
  • Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi
  • Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
  • Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
  • Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông
  • Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải
Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX Đòi quyền sống, hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người các nhân, nhất là người phụ nữ
  • Phát triển văn xuôi và văn vần ở cả hai thành phần ăn học
  • Văn học chữ Nôm: đạt đến đỉnh cao
  • Văn học chữ Hán: có những thành tựu nhất định.
  • Chinh phụ ngâm – nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm
  • Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái
  • Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ
  • Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nửa cuối thế kỉ XIX Yêu nước mang âm hưởng bi tráng
  • Văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng văn học chữ Hán và chữ Nôm vẫn là chính
  • Sáng tác theo thể loại và thi pháp truyền thống
  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu
  • Truyện thầy La-za-rô Phiền của Nguyễn Trọng Quản
  • Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Kí
  • Chuyện giải buồn của Huỳnh Tịnh Của

Câu 3:

Một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS thể hiện nổi bật nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là:

* Cảm hứng yêu nước:

  • Nam quốc sơn hà
  • Chiếu dời đô
  • Hịch tướng sĩ
  • Thuật hoài
  • ...

* Nội dung nhân đạo:

  • Chuyện người con gái Nam Xương
  • Truyện Kiều
  • Bánh trôi nước
  • ...

* Nội dung thế sự:

  • Câu chuyện trong phủ chúa Trịnh (Vũ Trung tùy bút)
  • Truyện Lục Vân Tiên
  • ...

Câu 4:

* Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX có những điểm lớn về mặt nghệ thuật là:

  • Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
  • Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
  • Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

* Cách đọc văn học trung đại khác với cách đọc văn học hiện đại: Văn học trung đại nói nhiều đến chí khí và các đạo lý trong phép ứng xử hằng ngày của con người. Trong khi đó, văn học hiện đại có điều kiện đi sâu hơn vào đời sống riêng tư, vào thế giới nội tâm của con người.

Do vậy, người đọc, người học cần có một vốn kiến thức về lịch sử, về các nhân vật  nổi tiếng mới có thể hiểu được nội dung bài đọc. Khi đọc các bài thuộc văn học hiện đại – nền văn học gần với chúng ta hơn, thì chúng ta sẽ dễ hình dung bối cảnh và nhân vật hơn. Còn khi đọc các bài văn học trung đại đòi hỏi ta cần tìm hiểu sâu về mọi phương diện mới có thể hiểu được tư tưởng tác phẩm mà tác giả trung đại muốn gửi gắm.