Xin chào các em! Tiếp tục sau đây, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền của tác giả Vic-to Huy-gô. Tác phẩm được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ Văn 11 Tập 2. Mời các em cùng tham khảo!
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: Vic-to Huy-gô (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả trong SGK Ngữ Văn 11 Tập 2).
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất của tác phẩm Những người khốn khổ. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai, và Ma-đơ-len chỉ là một cái tên giả. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn...
* Bố cục: Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền được chia làm 2 phần:
- Phần 1: từ đầu -> "Phăng-tin tắt thở" : Gia-ve biết thân phận của ông thị trưởng Ma-đơ-len chính là tên tù khổ sai Giăng Van-giăng đến bắt ông và gây nên cái chết của Phăng-tin.
- Phần 2: còn lại : Giăng Van-giăng tìm lại uy quyền của mình
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve:
=> Ý nghĩa của biện pháp đối lập này: làm nổi bật sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, giữa yêu thương và tàn bạo.
Câu 2:
* Ở nhân vật Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh của Gia-ve là: hình tượng con ác thú Gia-ve. Bởi:
- Bộ dạng, ngôn ngữ và hành động của hắn giống như con ác thú đang chuẩn bị vồ mồi
- Hắn mang dã tâm của một loài thú (quát tháo Phăng-tin khi cô đang bệnh nặng, nói những lời kích động mạnh khiến Phăng-tin đột tử).
* Ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn đến đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của một con người chân chính, con người của tình yêu thương.
- Để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú
- Khi Phăng-tin chết "trong nét mặt và dáng điệu ông cho thấy một nỗi thương xót khôn tả"
- Lời thì thầm bên tai người đã chết là những lời hứa (về sau ông đã thực hiện được lời hứa đó)
Câu 3:
* Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của nhà văn. Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: bình luận ngoại đề.
* Tác dụng của loại ngôn ngữ bình luận ngoại đề trong đoạn trích:
- Thể hiện được tư tưởng và quan điểm của nhà văn, một con người với trái tim yêu thương, giàu lòng nhân ái có thể chiến thắng được cái ác và sự cường quyền.
- Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai
Câu 4:
Những dấu hiệu nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:
- Cái chết bi thảm và đầy thương tâm của Phăng-tin nhưng không gợi sự bi lụy
- Gương mặt rạng rỡ và nụ cười trên môi của Phăng-tin khi chết chính là lời khẳng định cho sức mạnh của tình yêu thương con người. Tình yêu thương ấy có thể đẩy lùi cường quyền và áp bức, nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
- Thế giới lãng mạn của Huy-gô được biểu hiện qua hình ảnh của người anh hùng lãng mạn (Giăng Van-giăng) giải quyết những bất công trong xã hội bằng tình yêu thương.