Câu hỏi 1 :

\(5125 + 456875\) bằng

  • A

    \(46200\)

  • B

    \(462000\)

  • C

    \(46300\)

  • D

    \(426000\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Đặt tính rồi tính.

Lời giải chi tiết :

Vậy \(5125 + 456875 = 462000\)

Câu hỏi 2 :

Khẳng định nào sau đây sai?

  • A

    \(a + b + c = \left( {a + b} \right) + c\)

  • B

    \(a + b + c = \left( {a + c} \right) + b\)

  • C

    \(a + b + c = \left( {a + b} \right) + b\)

  • D

    \(a + b + c = a + \left( {b + c} \right)\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng.

- Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng.

Lời giải chi tiết :

\(a + b + c = \left( {a + b} \right) + b\) sai vì \(c\) không thể bằng \(b\).

Câu hỏi 3 :

Phép tính \(x - 5\) thực hiện được khi

  • A

    \(x < 5\)   

  • B

    \(x \ge 5\)          

  • C

    \(x < 4\)      

  • D

    \(x = 3\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Phép tính \(a - b\) thực hiện được khi \(a \ge b.\)

Lời giải chi tiết :

Phép tính \(x - 5\) thực hiện được khi \(x \ge 5.\)

Câu hỏi 4 :

Cho phép tính \(231 - 87\). Chọn câu đúng.

  • A

    \(231\) là số trừ 

  • B

    \(87\) là số bị trừ      

  • C

    \(231\) là số bị trừ   

  • D

    \(87\) là hiệu

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Trong phép trừ $a - b = x$  thì  \(a\) là số bị trừ; \(b\) là số trừ và \(x\) là hiệu.

Lời giải chi tiết :

Trong phép trừ \(231 - 87\) thì \(231\) là số bị trừ và \(87\) là số trừ nên C đúng.

Câu hỏi 5 :

Tính 1 454-997

  • A

    575

  • B

    567

  • C

    457

  • D

    754

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

- Thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số sao cho số trừ mới là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn.

- Tính: (số bị trừ mới) – (số trừ mới).

Lời giải chi tiết :

1 454-997 = (1 454+3)-(997+3)

= 1 457-1 000=457

Câu hỏi 6 :

Tổng \((a+b)+c\) hay \(a+(b+c)\) được gọi là tổng của ... và viết gọn là \(a+b+c\).

  • A

    kết hợp

  • B

    ba số \(a,b,c\)

  • C

    hai số \(a,b\)

  • D

    giao hoán

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Tổng \((a+b)+c\) hay \(a+(b+c)\) được gọi là tổng của ba số \(a,b,c\) và viết gọn là \(a+b+c\).

Câu hỏi 7 :

Hình ảnh sau minh họa cho phép toán nào?

  • A

    Phép cộng của 1 và 2

  • B

    Phép trừ của 2 và 1

  • C

    Phép cộng của 1 và 3

  • D

    Phép trừ của 3 và 1

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Lời giải chi tiết :

Số 1, 3 và 4 đều có chiều từ trái sang phải. Mà 1+3=4 nên đây là hình ảnh minh họa cho phép cộng 1 và 3.

Câu hỏi 8 :

Hình ảnh sau minh họa cho phép toán nào?

  • A

    Phép cộng của 1 và 2

  • B

    Phép trừ của 3 và 2

  • C

    Phép cộng của 1 và 3

  • D

    Phép trừ của 3 và 1

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Lời giải chi tiết :

Số 3 và số 1 cùng chiều từ trái sang phải, số 2 ngược chiều với hai số này. Mà ta có 3-2=1 nên hình ảnh trên minh họa cho phép trừ 3-2.

Câu hỏi 9 :

\(a+b\) bằng?

  • A

    \(a+a\)

  • B

    \(b+b\)

  • C

    \(b+a\)

  • D

    \(a\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Lời giải chi tiết :

Tính chất phép cộng số tự nhiên:

+) Tính chất giao hoán: \(a+b=b+a\) với \(a,b\) là các số tự nhiên.

Câu hỏi 10 :

Tìm số tự nhiên $x$ thỏa mãn: $7+x=362$.

  • A

    300

  • B

    355

  • C

    305

  • D

    362

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Tìm số hạng chưa biết: Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 

$7+x=362$

       $x=362-7$

       $x=355$.

Câu hỏi 11 :
Con hãy điền từ/cụm từ/số thích hợp vào các ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

Cho \(246 + 388 = 634\).


Vậy \(388 + 246 =\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay

Cho \(246 + 388 = 634\).


Vậy \(388 + 246 =\)

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi: \(a + b = b + a\)         

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(246 + 388 = 388 + 246\)

Mà \(246 + 388 = 634\) nên \(388 + 246 = 634\).

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(634\).

Câu hỏi 12 :
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bình nói: “\(a + b = b + a\)”. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên lời giải hay
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.

Nên : “\(a + b = b + a\) ”.

Vậy Bình nói đúng.

Câu hỏi 13 :
Con hãy điền từ/cụm từ/số thích hợp vào các ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

\(2018 +0=\)

\(+2018\)

\(=\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay

\(2018 +0=\)

\(+2018\)

\(=\)

Phương pháp giải :

- Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.

- Mọi số cộng với \(0\) đều bằng chính số đó: \(a + 0 = 0 + a = a\) .

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(2018 + 0 = 0 + 2018 = 2018\)

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(0\,;\,\,2018.\)

Câu hỏi 14 :
Con hãy chọn đáp án đúng nhất

\(5269 + 2017\,\,...\,\,2017 + 5962\).

Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. \( < \)

B. \( > \)

C. \( = \)

Đáp án của giáo viên lời giải hay

A. \( < \)

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi:

            \(a + b = b + a\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:   \(5269 + 2017\, = \,2017 + 5269\)

Lại có \(5269 < 5962\) nên \(2017 + 5269 < 2017 + 5692\)

Do đó \(5269 + 2017 < 2017 + 5962\).

Câu hỏi 15 :
Con hãy điền từ/cụm từ/số thích hợp vào các ô trống

Điền số thích hợp vào ô trống:

\(161291 + \)

\(= (6000 + 725) + 161291\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay

\(161291 + \)

\(= (6000 + 725) + 161291\)

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \((6000 + 725) + 161291 = 6725 + 161291\)

Mà \(6725 + 161291 = 161291 + 6725\)

Hay \(161291 + 6725 = (6000 + 725) + 161291\)

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(6725\).