Câu hỏi 1 :

Nếu $a$  không chia hết cho $2$  và $b$  chia hết cho $2$  thì tổng \(a + b\)

  • A

    chia hết cho $2$    

  • B

    không chia hết cho $2$

  • C

    có tận cùng là $2$ 

  • D

    có tận cùng là $1;3;7;9$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Tính chất 2: Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.

Lời giải chi tiết :

Theo tính chất  2:  nếu $a$  không chia hết cho $2$và $b$ chia hết cho $2$ thì \(a + b\) không chia hết cho $2.$

Câu hỏi 2 :

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    \(250 \vdots 25\)

  • B

    \(51 \vdots 7\)

  • C

    \(36 \vdots 16\)

  • D

    \(48 \vdots 18\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Cho hai số tự nhiên \(a\)\(b,\) trong đó \(b \ne 0,\) nếu có số tự nhiên \(x\) sao cho \(b.x = a\) thì ta nói \(a\) chia hết cho \(b\) và ta có phép chia hết \(a:b = x\), kí hiệu là \(a \vdots b\).

Lời giải chi tiết :

Ta có: 25.10=250 nên \(250 \vdots 25\)

Câu hỏi 3 :

1560:15 bằng

  • A

    14

  • B
    104
  • C
    41
  • D
    401

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Đặt tính rồi tính.

Lời giải chi tiết :

Vậy \(1560 = 15.104\). Hay thương của phép chia 1560 cho 15 là 104.

Câu hỏi 4 :

Khẳng định nào sau đây sai?

  • A

    \(199\not  \vdots 2\)

  • B

    \(199\not  \vdots 3\)

  • C

    \(199\not  \vdots 7\)

  • D

    \(199 \vdots 11\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : D

Phương pháp giải :

Đặt tính rồi tính.

Lời giải chi tiết :

199 đều không chia hết cho 2, 3, 7 và 11 nên \(199\not  \vdots 11\)

Câu hỏi 5 :

Cho \(a \vdots m\) và \(b \vdots m\) và  \(c \vdots m\) với m là số tự nhiên khác 0. Các số a,b,c là số tự nhiên tùy ý.

Khẳng định nào sau đây chưa đúng?

  • A

    \(\left( {a + b} \right) \vdots m\)

  • B

    \(\left( {a - b} \right) \vdots m\)

  • C

    \(\left( {a + b + c} \right) \vdots m\)

  • D

    \(\left( {b + c} \right) \vdots m\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : B

Phương pháp giải :

Tính chất 1: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

\(a \vdots m\) và \(b \vdots m\) \( \Rightarrow \left( {a + b} \right) \vdots m\)

\(a \vdots m\) và \(b \vdots m\) \( \Rightarrow \left( {a - b} \right) \vdots m\)    với \(\left( {a \ge b} \right)\)

\(a \vdots m;b \vdots m;c \vdots m \Rightarrow \left( {a + b + c} \right) \vdots m\)

Lời giải chi tiết :

\(\left( {a - b} \right) \vdots m\) sai vì thiếu điều kiện \(a \ge b\)

Câu hỏi 6 :

Nếu \(x \, \vdots \, 2\) và \(y \, \vdots \, 4\) thì tổng \(x + y\) chia hết cho

  • A

    $2$  

  • B

    $4$

  • C

    $8$ 

  • D

    không xác định

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Tính chất 1: Nếu số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(x\,\, \vdots \,\,2;\,\,y\,\, \vdots \,\,4 \Rightarrow y\,\, \vdots \,\,2 \Rightarrow \left( {x + y} \right)\,\, \vdots \,\,2\)

Câu hỏi 7 :

Nếu \(x \, \vdots \, 12\) và \(y \, \vdots \, 8\) thì hiệu \(x - y\) chia hết cho

  • A

    $6$                                  

  • B

    $3$                                 

  • C

    $4$                                

  • D

    $12$

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

Nếu số hạng của một hiệu đều chia hết cho cùng một số thì hiệu chia hết cho số đó.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}x \, \vdots \, 12 \Rightarrow x \, \vdots \, 4\\y \, \vdots \, 8 \Rightarrow y \, \vdots \, 4\end{array} \right.\) .

Vì \(x \, \vdots \, 4;y \, \vdots \, 4 \Rightarrow \left( {x - y} \right) \, \vdots \, 4\) .

Câu hỏi 8 :

Có bao nhiêu số tự nhiên \(n\) để \( (n + 4) \, \vdots \, n\) ?

  • A

    \(3\)               

  • B

    \(4\)               

  • C

    \(2\)               

  • D

    \(1\)               

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất 1: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó để suy ra điều kiện của \(n.\)

Lời giải chi tiết :

Vì \(n \, \vdots \, n\) nên để \((n + 4) \, \vdots \, n\) thì \(4 \,  \vdots \, n\) suy ra \(n \in \left\{ {1;2;4} \right\}\)

Vậy có ba giá trị của \(n\) thỏa mãn điều kiện đề bài.

Câu hỏi 9 :

Chọn câu sai.

  • A

    \(49 + 105 + 399\) chia hết cho \(7\)                    .                            

  • B

    \(84 + 48 + 120\) không chia hết cho \(8\)                    

  • C

    $18 + 54 + 12$  chia hết cho \(9\)                    

  • D

    $18 + 54 + 12$  không chia hết cho \(9\)     

Đáp án của giáo viên lời giải hay : C

Phương pháp giải :

+ TC1:  Nếu số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

+ TC2: Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.

Lời giải chi tiết :

+) Vì \(49\,\, \vdots \,\,7;\,\,105\,\, \vdots \,\,7;\,\,399\,\, \vdots \,\,7 \Rightarrow \left( {49 + 105 + 399} \right)\,\, \vdots \,\,7\) ( theo tính chất 1) nên A đúng

+) Vì \(48\,\, \vdots \,\,8;\,\,120\,\, \vdots\,\, 8\) mà 84 không chia hết cho 8 nên \(84 + 48 + 120\) không chia hết cho 8 nên B đúng

+) Vì  \(18\,\, \vdots\,\, 9;\,\,54\,\, \vdots\,\, 9\) mà 12 không chia hết cho 9 nên \(18 + 54 + 12\) không chia hết cho 9 nên C sai, D đúng.

Câu hỏi 10 :

Cho tổng A = 12 + 14 + 16 + x; x là số tự nhiên. Để A không chia hết cho 2 thì

  • A

    \(x = 199\)

  • B

    \(x = 198\)

  • C

    \(x = 1000\)

  • D

    \(x = 50054\)

Đáp án của giáo viên lời giải hay : A

Phương pháp giải :

Nếu tất cả các số hạng chia hết cho 2 thì A chia hết cho 2, nếu trong tổng có 1 số hạng không chia hết cho 2 thì A không chia hết cho 2.

Lời giải chi tiết :

Do 12\( \vdots \)2; 14\( \vdots \)2; 16\( \vdots \)2 nên để A  \(\not\vdots \)2 thì x  \(\not\vdots \)2

=> x\( \in \){1; 3; 5; 7;…} là các số lẻ.