Câu 1
Thi đặt câu nhanh về đồ vật
Mỗi em đặt hai câu về một đồ vật mà em thích, trong đó câu thứ hai có chứa từ ngữ thay thế cho từ ngữ chỉ đồ vật ở câu thứ nhất.
Phương pháp giải:
Đầu năm học, mẹ mua cho em một chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có người bạn ấy mà em luôn đi học đúng giờ.
Lời giải chi tiết:
Một số câu tham khảo:
- Em có một chiếc ba lô màu xanh. Mỗi lần đi chơi, em thường mang đồ vật xinh xắn này theo bên mình.
- Chiếc bút này là người bạn thân thiết của em. Nhờ có nó mà chữ của em đã đẹp hơn rất nhiều.
Câu 2
Tìm hiểu về liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
a) Đọc thầm đoạn văn sau:
Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong nhũng điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng ngưòi. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đây, ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.
Theo LÊ VÂN
- Cố kết: kết lại thành một khối vững chắc.
- Lai kinh: về kinh đô
b) Các câu trong đoạn văn trên cùng nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn tìm những cách gọi tên người được nhắc đến trong đoạn văn và xét xem những tên đó chỉ ai?
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn có 6 câu. Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn.
Những từ ngữ cho biết điều đó là: Hưng Đạo Vương, Ông, Quốc công Tiết chế, Vị chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.
Câu 3
Thảo luận, trả lời câu hỏi ở hoạt động 2
Lời giải chi tiết:
Viết kết quả ra bảng nhóm
Câu 4
Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần. |