Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nói về một trong các bức tranh dưới đây:


Phương pháp giải:

Mỗi bức tranh vẽ con người đang làm gì? Công việc đó đem lại lợi ích gì cho cuộc sống?

Lời giải chi tiết:

- Bức tranh 1: Các bác nông dân đang hăng hái thu hoạch lúa và đem lúa về nhà. Công việc của họ là trồng, chăm sóc và thu hoạch lương thực phục vụ cho nhu cầu nuôi sống con người.

- Bức tranh 2: Người kĩ sư đang thiết kế mẫu ô tô trên máy tính. Công việc của họ tạo ra những phương tiện vận chuyển tốt hơn, nhanh hơn, hiện đại hơn, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

- Bức tranh 3: Người thợ mỏ đang khoan ở hầm mỏ. Công việc của họ mang đến những sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người như than, đá, vật liệu xây dựng,…

- Bức tranh 4: Người thợ điêu khắc đang tạc tượng. Công việc của họ phục vụ cho đời sống văn hoá, tâm linh của con người,…

Câu 2

Nghe thầy cô hoặc bạn đọc bài sau:

Cái gì quý nhất?

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.

Hùng nói: "Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?"

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước. Quý vội reo lên: "Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì! Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!"

Nam vội tiếp ngay: "Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc!"

Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.

Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

- Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua thì không ai lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.

TRỊNH MẠNH

Câu 3

Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải thích

Tranh luận: bàn cãi để tìm ra lẽ phải.

Phân giải: giải thích cho thấy rõ đúng sai, phân trái, lợi hại.

Thì giờ: thời gian

Vô vị: không có ý nghĩa gì (nghĩa trong bài)

Câu 4

Cùng luyện đọc

Mỗi em đọc một đoạn, tiếp nối nhau đến hết bài.

Chú ý đọc giọng của Hùng, Quý, Nam sôi nổi, đọc lời của thầy giáo nhẹ nhàng, từ tốn.

Câu 5

a) Nối từ ngữ ở 3 cột trong phiếu học tập để tạo thành ý kiến của mỗi bạn Hùng, Quý, Nam

b) Dựa vào kết quả là bài tập ở mục a), nói thành câu trọn vẹn theo mẫu:

- Theo bạn Hùng, quý nhất là ……. vì ……….

- Theo bạn Quý, quý nhất là ……. vì ………...

Theo  bạn Nam, quý nhất là ……..  vì …………...

Phương pháp giải:

Em đọc lại câu chuyện phần tranh luận của ba bạn.

Lời giải chi tiết:

a)

b)

- Theo bạn Hùng, quý nhất là lúa gạo vì lúa gạo nuôi sống con người.

- Theo bạn Quý, quý nhất là vàng vì vàng bạc quý và hiếm.

Theo  bạn Nam, quý nhất là thì giờ vì có thì giờ làm ra lúa gạo, vàng bạc.

Câu 6

Cùng nhau hỏi – đáp theo các câu hỏi dưới đây:

1) Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?

2) Trong số những tên khác dưới đây của bài Cái gì quý nhất?, em thích tên nào vì sao?

a. Con người đáng quý nhất

b. Người ta là hoa đất

c. Con người làm ra tất cả

Phương pháp giải:

1) Em đọc đoạn cuối trong truyện thầy giáo giải thích cho 3 bạn hiểu.

2) Em suy nghĩ rồi trả lời.

Lời giải chi tiết:

1) Thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

2) Em thích nhất là tên “Người ta là hoa đất”, từ câu nói hình tượng này cho ta thấy được con người là vốn quý nhất của đất trời, con người là phần tinh tuý nhất. Có con người mọi điều tốt đẹp sẽ được tạo ra, được gìn giữ và lưu truyền mãi.

Câu 7

Tìm hiểu về đại từ

1) Đọc các câu sau:

a) Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”

Quý và Nam cho là có lí.

b) Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu.

c) Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động.

2) Chọn từ in đậm xếp vào mỗi cột A hoặc B trong bảng ở phiếu học tập:

 

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu bài tập.

Lời giải chi tiết:

Ghi nhớ

Đại từ là từ dùng để xưng hô, để trở vào sự vật, sự việc hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

soanvan.me