Câu 1
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
a) Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây được dùng để chỉ ai?
b) Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?
Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hóa). Người thiếu nữ họ Triệu xinh xắn , tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Nàng bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. Có lần, nàng đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng.
Hàng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Năm 248, người con gái vùng núi Quang Yên cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của Triệu Thị Trinh sáng mãi với non sông, đất nước.
Phương pháp giải:
Em thử đặt lại nếu như thay từ ngữ in đậm trên bằng tên của một người thì đoạn văn sẽ mắc lỗi gì?
Lời giải chi tiết:
a) Những từ ngữ in đậm trong bài đều được dùng để chỉ bà Triệu (Triệu Thị Trinh)
b) Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy khiến cho câu không bị lặp đi lặp lại từ “Triệu Thị Trinh”, bài văn sẽ vì thế mà sinh động và hay hơn.
Câu 2
Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thay thế những từ ngữ lặp lại (in đậm) trong đoạn văn sau:
Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo những rất hiếu học. Ngày ngày, mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà, Mạc Đĩnh Chi ghé lại vào học lỏm. Thấy Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo mà hiếu học, thầy cô cho phép Mạc Đĩnh Chi vào học cùng chúng bạn. Nhờ thông minh, chăm chỉ, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.
(cậu học trò họ Mạc, cậu, cậu bé)
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết:
Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo những rất hiếu học. Ngày ngày, mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà, cậu ghé lại vào học lỏm. Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cô cho phép cậu vào học cùng chúng bạn. Nhờ thông minh, chăm chỉ, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.
Câu 3
Rút kinh nghiệm viết bài văn tả đồ vật:
a) Rút lại bài của mình và nhận xét của thầy (cô) giáo:
b) Rà soát và sửa lỗi trong bài: lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu.
c) Học tập những đoạn văn, bài văn hay:
- Nghe thầy cô đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
- Trao đổi, thảo luận đê tìm ra cái hay, những điều đáng học tập ở đoạn văn, bài văn đó.
d) Chọn một đoạn trong bài làm của em để viết lại cho hay hơn
soanvan.me