Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Hỏi – đáp về nhân vật em yêu thích, hâm mộ, khâm phục

Yêu cầu: Câu trả lời phải sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích.

M:

Hỏi: - Trong những truyện đã học ở lớp 5, bạn thích nhân vật nào nhất?

Đáp: - Tôi thích Giang Văn Minh – sứ thần trong truyện Trí dũng song toàn.

Hỏi: - Trong những nhà khoa học đã biết, bạn ngưỡng mộ ai nhất?

Đáp: - Tôi ngưỡng mộ Ê-đi-xơn – một cậu bé nghèo đã trở thành nhà khoa học vĩ đại, cống hiến hơn một ngàn phát minh cho loài người.

Hỏi: - Theo bạn, trong phim hoạt hình, nhân vật con vật nào láu lỉnh nhất?

Đáp: - Láu lỉnh, thông minh nhất là Thỏ - nhân vật trong phim  Hãy đợi đấy?

Trình tự thực hiện:

- Chuẩn bị: Mỗi em viết ra giấy nháp câu hỏi – câu trả lời. Từng cặp đổi giấy cho nhau, trao đổi về từng câu hỏi – câu trả lời, về cách dùng dấu gạch ngang.

- Thực hiện hỏi – đáp: bạn hỏi – bạn trả lời, rồi đổi vai.

- Thi giữa các nhóm:

+ Lập tổ trọng tài

+ Từng thành viên của nhóm 1 lần lượt nêu câu hỏi cho nhóm 2 trả lời (ai trả lời cũng được)

Sau đó đổi vai: Nhóm 2 nên câu hỏi cho nhóm 1 trả lời

- Với 1 câu hỏi có thể nhiều bạn cùng trả lời với ý hoặc diễn đạt khác nhau.

- Mỗi câu trả lời đúng (về nội dung, dùng đúng dấu gạch ngang) được 1 điểm.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

Hỏi: - Trong những truyện đã được học ở tiểu học, nhân vật nào để lại cho bạn nhiều cảm xúc nhất?

Đáp: - Mình thương An-đrây-ca trong truyện “Nỗi dằn vặt của A-đrây-ca”, hình ảnh An-đrây-ca ngồi dưới gốc cây táo nhớ về ông dằn vặt về những việc làm của bạn ấy khiến mình không sao quên được.

Hỏi: - Trong các nhân vật nam đã được học, bạn thích nhất nhân vật nào?

Đáp: - Mình thích Ma-ri-ô trong truyện “Một vụ đắm tàu”, một chàng trai giàu tình yêu thương, lòng vị tha và sự hi sinh.

Hỏi: - Nhân vật nào khiến bạn cảm thấy khâm phục nhất?

Đáp: - Nguyễn Ngọc Ký trong truyện “Bàn chân kỳ diệu”, không phải ai cũng có được được sự nỗ lực và kiên trì tuyệt vời như vậy.

Câu 2

Viết kí hiệu vào ô thích hợp để xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu dưới đây:


Phương pháp giải:

Em đọc kĩ rồi hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Đọc mẩu chuyện dưới đây và ghi lại tác dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong từng trường hợp vào bảng:

Cái bếp lò

       Sáng tháng chạp. Trời rét căm căm. Hai bên đường đi, cánh đồng phủ kín tuyết trắng. Tôi đi ngược gió, mũ sụp xuống mắt, cổ áo da che kín mũi. Chợp tôi thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần, mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh.

- (1) Chào bác – (2) Em bé nói với tôi.

- (3) Cháu đi đâu vậy? – (4) Tôi hỏi em.

- (5) Thưa bác, cháu đi học.

- (6) Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?

- (7)Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người.

- (8) Nhà cháu không có than ủ ư?

- (9) Thưa bác, than đắt lắm.

- (10) Cháu thích đi học lắm phải không? Cháu yêu trường chứ? Cháu yêu thầy chứ?

Đôi mắt xanh đẹp đẽ của em bé sáng long lanh khi em đáp lời tôi:

- (11) Thưa bác, vâng.... Cháu yêu thầy giáo lắm... Thầy có cả một cái bếp lò....

Theo A. Đô-Đê

Phương pháp giải:

Tác dụng của dấu gạch ngang:

- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Đánh dấu phần chú thích.

- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Nghe thầy cô nhận xét chung và hướng dẫn sửa bài trong giờ trả bài văn tả người:

- Tham gia sửa những lỗi chung của lớp dưới sự hướng dẫn của thầy cô.

- Nghe đọc một số đoạn hoặc bài làm tốt của các bạn. Thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn được giới thiệu.

Em chủ động làm theo yêu cầu của bài tập.

Câu 5

Tự đánh giá bài làm của em và sửa lỗi trong bài.

1) Chú ý yêu cầu về nội dung miêu tả.

2) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp: Cần chú trọng nêu những đặc điểm và hành động của cô giáo (thầy giáo) đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc và tình cảm tốt đẹp. Cần thể hiện rõ tình cảm yêu mến đối với cô giáo (thầy giáo) qua lời văn của mình.

b) Tả một người ở địa phương em (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng tổ dân phố, bà cụ bán hàng…). Đây là những người ở cùng địa phương nên em đã gặp nhiều lần, vì vậy em có thể tả sự thay đổi về ngoại hình hoặc hành động của người được tả trong những thời gian, hoàn cảnh khác nhau. Cần thể hiện tình cảm của mình đối với người được tả.

c) Tả một người em mới gặp lần đầu nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Người đó có thể gây ấn tượng sâu sắc cho em về ngoại hình hoặc tính cách đặc biệt của mình. Em cần chú trọng miêu tả đặc điểm này.

2) Chú ý về cách diễn đạt: Ngoài yêu cầu dùng từ, đặt câu, viết đúng chính tả, cần biết vận dụng các phép so sánh, nhân hoá làm cho câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

3) Tự sửa lỗi trong bài văn của em. Sau đó đổi bài với bạn để kiểm tra lại.

Đổi bài với bạn để sửa lỗi.

Em chủ động làm theo yêu cầu của bài tập.

Câu 6

Chọn một đoạn văn trong bài làm của em, viết lại theo cách khác cho hay hơn.

Lời giải chi tiết:

Em chủ động làm theo yêu cầu của bài tập.

soanvan.me