Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Tìm đại từ xưng hô trong đoạn truyện sau và viết vào vở:

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:

- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à!

Rùa đáp:

- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!

Thỏ ngạc nhiên:

- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó

(Theo La-phông-ten)

Phương pháp giải:

Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.

Lời giải chi tiết:

Những đại từ xưng hô có trong đoạn truyện đó là: Anh, tôi, ta, chú em

- Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em

- Rùa xưng là tôi, gọi rùa bằng anh

Câu 2

Nhận xét về thái độ, tình cảm của các nhân vật trong đoạn truyện trên thể hiện qua đại từ xưng hô và viết vào phiếu học tập.


Phương pháp giải:

Dựa vào cách sử dụng đại từ xưng hô, em nhận xét: Mỗi nhân vật thể hiện sự khiêm tốn hay kiêu căng, có tự trọng hay không, lịch sự hay coi thường người đối thoại.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi chỗ trống:

Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn:

- …… và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi: “Kìa, cái trụ chống trời.” …… ngước nhìn lên. Trước mắt là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh. …………. tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao.

Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói:

- ……..cũng từng bay qua cái trụ đó. …………….cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà……………thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng.

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao quá sợ sệt.

(Theo Võ Quãng)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn rồi lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn:

Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi: “Kìa, cái trụ chống trời.” Tôi ngước nhìn lên. Trước mắt là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh. Nó tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao.

Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói:

Tôi cũng từng bay qua cái trụ đó. Nó cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà chúng ta thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng.

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao quá sợ sệt.

Câu 4

a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở:

Luật Bảo vệ môi trường

Điều 3, khoản 3

“Hoạt động bảo vệ môi trường” là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.

Sự cố: sự việc hoặc hiện tượng bất thường và không hay, xảy ra trong một quá trình hoạt động.

Chú ý viết đúng: môi trường, trong lành, ô nhiễm, suy thoái,…

b) Đổi bai với bạn để sửa lỗi


Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài tập

Câu 5

Chơi trò chơi: Thi tìm nhanh từ chứa tiếng có trong bảng

a.

Lắm

Lấm

Lương

Lửa

Nắm

Nấm

Nương

Nửa

 M: Thích lắm/nắm cơm

b.

Trăn

Dân

Răn

Lượn

Trăng

Dâng

Răng

Lượng

 M: Trăn trở/ánh trăng

- Mỗi nhóm viết những từ ngữ chứa tiếng trong bảng ở trên vào giấy khổ lớn.

- Hết thời gian chơi, đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng lớp.

- Cả lớp chọn nhóm thắng cuộc.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

a.

Lắm: thích lắm, vui lắm, lắm khi,..

Lấm:  Lấm tấm, lấm bùn, lấm bẩn,…

Lương: lương khô, lương thực, lương y, lương tâm, lương thiện,..

Lửa: Ngọn lửa, khói lửa, lửa hận,….

Nắm: nắm cơm, nắm tay, nắm chắc,…

Nấm: Cây nấm, nấm mồ, nấm hương,…

Nương: Nương rẫy, nương nhờ, nương tựa,…

Nửa: một nửa, nửa chừng, nửa đời, nửa đêm,…

 b.

Trăn: trăn trở, con trăn, trăn tinh,…

Dân: Nhân dân, dân chúng, dân dã, dân chủ,…

Răn: Răn dạy, răn đe, khuyên răn,..

Lượn: Bay lượn, lượn lờ, chao lượn,…

Trăng: ánh trăng, trăng hoa, trăng gió,…

Dâng: Hiến dâng, dâng tặng, dâng hiến,…

Răng: Hàm răng, chiếc răng, răng sâu, răng hàm,…

Lượng: Độ lượng, trọng lượng, lượng giác,…

 

Câu 6

Thi tìm từ nhanh (chọn a hoặc b)

a) Các từ láy âm đầu n

M: náo nức

b) Các từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng

M: oang oang

- Mỗi nhóm tìm từ và viết vào giấy nháp.

- Các nhóm thi viết kết quả lên bảng theo hình thức tiếp sức.

- Cả lớp bình chọn nhóm được nhiều điểm nhất: mỗi từ viết đúng được một điểm.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

a) Các từ láy âm đầu n

nóng nực, nao núng, nôn nao, nết na, nức nở, não nùng, não nề, non nớt, nô nức, năn nỉ, nằng nặc, năng nổ, nung nấu, nặng nề, …

b) Các từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng

đùng đùng, đoàng đoàng, oang oang, loảng xoảng, sang sảng, leng keng, boong boong, ăng ẳng, …

soanvan.me