Đề bài

Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 29 biểu diễn lượng phát thải khí nhà kính trong ba lĩnh vực: Nông nghiệp, Năng lượng, Chất thải vào năm 2020 của Việt Nam (tính theo tỉ số phần trăm).

a) Lĩnh vực nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong việc tạo ra khí nhà kính ở Việt Nam vào năm 2020?

b) Tính lượng khí nhà kính được tạo ra ở từng lĩnh vực của Việt Nam vào năm 2020. Biết rằng tổng lượng phát thải khí nhà kính trong ba lĩnh vực trên của Việt Nam vào năm 2020 là 466 triệu tấn khí cacbonic tương đương (tức là những khí nhà kính khác đều được quy đổi về khí cacbonic khi tính khối lượng).

c) Nêu một số biện pháp mà chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhằm giảm lượng khí thải và giảm bớt tác động của khí nhà kính.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Quan sát biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 29 và so sánh tỉ lệ giữa các nhân tố và đưa ra lĩnh vực chiếm tỉ lệ lớn nhất trong việc tạo khí nhà kính ở Việt Nam năm 2020.

b) Lượng khí thải được tạo ra ở từng lĩnh vực bằng tổng lượng phát thải khí nhà kính nhân với tỉ số phần trăm của lĩnh vực đó rồi chia cho 100.

c) Nêu ra các biện pháp dựa trên hiểu biết của người học.

Lời giải chi tiết

a) Từ biểu đồ hình quạt tròn ta thấy: 5,71 < 12,51 < 81,78 (%)

Vậy lĩnh vực năng lượng chiếm tỉ lệ lớn nhất (81,78%) trong việc tạo ra khí nhà kính ở Việt Nam vào năm 2020.

b) Lượng khí nhà kính được tạo ra ở lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam vào năm 2020 là:

\(\dfrac{{466.12,51}}{{100}} = 58,2966\)\( \approx 58,3\) (triệu tấn khí carbonic tương đương)

Tương tự, lượng khí nhà kính được tạo ra ở lĩnh vực năng lượng và chất thải của Việt Nam vào năm 2020 lần lượt là:

\(\dfrac{{466.81,78}}{{100}} = 381,0948 \approx 381,1\) (triệu tấn)

\(\dfrac{{466.5,71}}{{100}} = 26,6086 \approx 26,6\) (triệu tấn)

c) Một số biện pháp mà chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhẳm giảm lượng khí thải và giảm bớt tác động của khí nhà kính:

-        Nghiêm chỉnh thực hiện và đưa ra các chính sách, điều luật nhằm bảo vệ môi trường Việt Nam nói chung và giảm bớt tác động của khí nhà kính nói riêng.

-        Trồng nhiều cây xanh, không phá rừng bừa bãi.

-        Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng; sử dụng và phát triển những nguồn năng lượng sạch.

-        Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng.

-        Tái sử dụng và tái chế những vật dụng có khả năng tái sử dụng và tái chế.

-        Tuyên truyền, nâng cao ý thức và giáo dục người dân về hậu quả của khí thải, hiệu ứng nhà kính.