Câu 1
Ý không phản ánh đúng tình hình Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Nhân dân Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến tranh với tư thế người chiến thắng.
B. Đất nước phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề về người và của
C. Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại đến 10 năm
D. Liên Xô nhờ sự giúp đỡ của Mĩ để khôi phục đất nước sau Chiến tranh
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Liên Xô
Lời giải chi tiết:
Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, tuy với tư thế của người chiến thắng, nhưng Liên Xô đã phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.
Chọn D
Câu 2
Nhiệm vụ chính của nhân dân Liên Xô tròn kế hoạch 5 năm 1946-1950
A. Khôi phục và phát triển kinh tế đất nước
B. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
C. Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
D. tất cả các nhiệm vụ trên.
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Liên Xô
Lời giải chi tiết:
Ngay từ đầu năm 1946, Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế họach 5 năm lần thứ tư (1946 - 1950).
Chọn A
Câu 3
Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã khẳng định
A. Vị trí cường quốc số một thế giới về vũ khí nguyên tử của Liên Xô
B. Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công vũ khí nguyên tử
C. Liên Xô phá chế ra độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ
D. Sự lớn mạnh vượt bậc của hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN)
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Liên Xô
Lời giải chi tiết:
Trong thời kì này, nền khoa học-kĩ thuật Xô viết đã có sự phát triển vượt bậc. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
Chọn: C
Câu 4
Trong những năm 50-60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô phát triển mạnh mẽ, chiếm 20%
A. Sản lượng công nghiệp của toàn thế giới
B. Sản lượng nông nghiệp của toàn thế giới
C. Sản lượng điện của toàn thế giới
D. Sản lượng khai thác than của toàn thế giới
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Liên Xô
Lời giải chi tiết:
Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%. Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khỏang 20% sản lượng công nghịêp của toàn thế giới.
Chọn: A
Câu 5
Lãnh đạo của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp vô sản
C. Giai cấp vô sản liên minh với giai cấp tư sản
D. Tầng lớp tri thức yêu nước
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2. Đông Âu
Lời giải chi tiết:
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu. Trong thời kì chiến tranh, họ lại bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch tàn bạo. Vì vậy, khi Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích quân đội phát xít Đức, nhân dân các nước Đông Âu đã nhanh chóng nổi dậy và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân đã được thành lập ở các nuớc Đông Âu từ cuối năm 1944 đến năm 1946.
Chọn B.
Câu 6
Sự hình thành chính thức hệ thống XHCN đước đánh dấu bằng sự kiện
A. Liên bang Xô Viết được thành lập, chiếm 1/6 diện tích thế giới
B. Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời sau chiến tranh thế giới thứ Hai
C. Hội động tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập 8-1-1949.
D. Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân , bắt tay xây dựng CNXH (năm 1949).
Phương pháp giải:
Xem lại mục 3. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
Lời giải chi tiết:
Ngày 8 - 1 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) đã được thành lập với sự tham gia của các nước: Liên Xô, An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Tiệp Khắc. Sau này thêm các nuớc: Cộng hòa Dân chủ Đức (1950), Mông Cổ (1962), Cu-ba (1972) và Việt Nam (1978).
Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Chọn C
Câu 7
Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập nhằm mục đích
A. Đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN
B. Tăng cường sự cạnh tranh với các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa (TBCN)
C. Đối phó với chính sách cấm vận, bao vây kinh tế Mĩ.
D. Tất cả các mục đích trên.
Phương pháp giải:
Xem lại mục 3. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
Lời giải chi tiết:
Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Chọn A
Câu 8
Tổ chức liên hợp quốc Vác-sa-va là một liên minh
A. Kinh tế - quân sự giữa các nước XHCN
B. Quân sự giữa các nước XHCN
C. Mang tính chất phòng thủ về chính trị - quân sự giữa các nước XHCN Đông Âu.
D. Kinh tế - chính trị - văn hoá - quân sự giữa các nước XHCN ở Châu Âu
Phương pháp giải:
Xem lại mục 3. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
Lời giải chi tiết:
Tổ chức Hiệp uớc Vác-sa-va (5 - 1955). Đây là một liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước này, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hoà bình, an ninh của châu Âu và thế giới.
Chọn C
soanvan.me