Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nguyên nhân sâu xa của việc Pháp xâm lược nước ta là 

A. Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, nếu chiếm được thì sẽ dễ bề khống chế Trung Quốc.

B. Việt Nam có vị trí chiếm lược quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản và công nhân rẻ.

C. Triều đình Huế đứng về phía Tây Ban Nha, chống lại những quyền lợi của Pháp ở Đông Dương.

D. Pháp muốn ngăn chặn việc triều đình Huế đứng về phía Trung Quốc, chống lại Pháp.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 1. Kháng chiến chống Pháp lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân sâu xa của việc Pháp xâm lược nước ta là Việt Nam có vị trí chiếm lược quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản và công nhân rẻ.

Chọn: B

Câu 2

Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ là 

A. Bảo vệ đạo Gia tô.

B. Mở rộng thị trường buôn bán 

C. “khai hoá văn minh” cho nhân dân An Nam

D. Nhà Nguyễn tấn công các tàu buôn của Pháp trê Biển Đông.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 1. Kháng chiến chống Pháp lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì

Lời giải chi tiết:

Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ là bảo vệ đạo Gia tô.

Chọn: A

Câu 3

Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là 

A. Biến Đà Nẵng thành căn cứ quân sự để từng bước đánh chiến Lào và Campuchia.

B. Chia đất nước ta thanh hai miền để dễ bề mở rộng đánh chiến cả nước.

C. Tạo bàn đạp để chuẩn bị tấn công Trung Quốc.

D. Tạo bàn đạp để đánh Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 2. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

Lời giải chi tiết:

Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là tạo bàn đạp để đánh Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

Chọn: D

Câu 4

Chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng chống lại quân Pháp là 

A. Nguyễn Trung Trực

B. Nguyễn Tri Phương

C. Phan Thanh Giản

D. Trương Định

Phương pháp giải:

Xem lại mục 2. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

Lời giải chi tiết:

Chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng chống lại quân Pháp là Nguyễn Tri Phương.

Chọn: B

Câu 5

Thất bại trong âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng, quân Pháp chuyển hướng tấn công 

A. Huế

B. Hà Nội

C. Hải Phòng

D. Gia Định

Phương pháp giải:

Xem lại mục 3. Chiến sự ở Gia Định năm 1859

Lời giải chi tiết:

Thất bại trong âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng, quân Pháp chuyển hướng tấn công Gia Định.

Chọn: D

Câu 6

Trước thái độ chống Pháp một cách yếu ớt của nhân dân triều Đình tại Gia Định, nhân dân địa phương đã

A. Sơ tán khỏi gia định

B. Tự động nổi dậy đánh giặc

C. Tham ra cùng quân triều đình đánh giặc

D. Nổi dậy chống cả quân Pháp và quân triều đình

Phương pháp giải:

Xem lại mục 3. Chiến sự ở Gia Định năm 1859

Lời giải chi tiết:

Trước thái độ chống Pháp một cách yếu ớt của nhân dân triều Đình tại Gia Định, nhân dân địa phương đã tự động nổi dậy đánh giặc

Chọn: B

Câu 7

Tháng 7 - 1860, quân Pháp tại Gia Định ở trong tình thế

A. Chỉ có khoảng gần 1000 tên mà phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài hơn 10km.

B. Chỉ có khoảng 100 tên, phải cố thủ trong thành Gia Định

C. Bị quân dân ta tấn công liên tiếp và phải rút chạy ra biển 

D. Bị bao vây, tiêu diệt chỉ còn lại khoảng 100 tên và phải cố thủ trên các tàu chiến.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 3. Chiến sự ở Gia Định năm 1859

Lời giải chi tiết:

Tháng 7 - 1860, quân Pháp tại Gia Định ở trong tình thế chỉ có khoảng gần 1000 tên mà phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài hơn 10km.

Chọn: A

Câu 8

Nguyên nhân chính khiến triều đình Huế vội kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất là 

A. Lo sợ phong trào kháng chiến của nhân dân lên cao sẽ ảnh hưởng đến uy tín của triều đình.

B. Pháp hứa sẽ định chiến và trao trả lại các tỉnh đã chiếm được cho triều đình Huế.

C. Muốn cứu vãn quyền lợi của giai cấp thống trị.

D. Muốn hạn chế sự hi sinh, mất mát cho nhân dân.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 3. Chiến sự ở Gia Định năm 1859

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chính khiến triều đình Huế vội kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất là muốn cứu vãn quyền lợi của giai cấp thống trị.

Chọn: C

Câu 9

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ba tỉnh Miền Đông Nam Kì khi Pháp đánh chiếm Gia Định là 

A. Khởi nghĩa Trung Trực, khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân.

B. Khởi nghĩa Trung Trực, khởi nghĩa Trương Định.

C. Khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm.

D. Khởi nghĩa Hồ Xuân Nghiệp, Phan Văn Trị.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 2. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

Lời giải chi tiết:

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ba tỉnh Miền Đông Nam Kì khi Pháp đánh chiếm Gia Định là khởi nghĩa Trung Trực, khởi nghĩa Trương Định.

Chọn: B

soanvan.me