Đề bài
- Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào ? Để thể hiện tác dụng mạnh, yếu của áp lực người ta sử dụng đại lượng nào?
- Nêu công thức tính áp suất, tên gọi, đơn vị của các đại lượng trong công thức.
- Một chiếc bàn có khối lượng 25 kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Diện tích tiếp xúc giữa các chân bàn với mặt sàn là \(20\,c{m^2}\) . Tìm áp suất do bàn tác dụng lên mặt sàn.
Lời giải chi tiết
- Áp lực có tác dụng càng mạnh khi áp lực càng lớn và diện tích tiếp xúc càng nhỏ.
Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị nén.
- Công thức tính áp suất: \(p = {F \over S}\)
Trong đó F là áp lực tác dụng lên mặt bị nén có diện tích tiếp xúc là S.
Trong hệ thống đơn vị đo lường nước ta hiện nay, đơn vị lực là niutơn (N), đơn vị diện tích là mét vuông \(\left( {{m^2}} \right)\) , đơn vị áp suất là pascan, kí hiệu là Pa.
- Đổi \(S = 20\,c{m^2} = {20.10^{ - 4}}\,{m^2}\)
Ta có \(P = m.g = 25.10 = 250N\)
Áp suất \(p = {{250} \over {{{20.10}^{ - 4}}}} = 125000\,N/{m^2}\)\( = 125000\,Pa\)
soanvan.me