24.4
Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào thủy tinh thì
A. tần số tăng, bước sóng giảm.
B. tần số giảm, bước sóng giảm.
C. tần số không đổi, bước sóng giảm.
D. tần số không đổi, bước sóng tăng.
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức \(v = \dfrac{c}{n}\) và \(v = \lambda f\).
Lời giải chi tiết:
Ta có \(v = \dfrac{c}{n}\)
\({n_{kk}} = 1 < {n_{thuytinh}} = 1,5\) nên một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào thủy tinh thì vận tốc \(v\) giảm, \(v = \lambda f\) tần số \(f\) không đổi nên bước sóng \(\lambda \) giảm
Chọn C
24.5
Gọi \({n_c},{n_l},{n_L}\) và \({n_v}\) là chiết suất của thủy tinh lần lượt đối với các tia chàm, lam, lục và vàng. Sắp xếp thứ tự nào dưới đây là đúng?
A. \({n_c} > {n_l} > {n_L} > {n_v}.\)
B. \({n_c} < {n_l} < {n_L} < {n_v}.\)
C. \({n_c} > {n_L} > {n_l} > {n_v}.\)
D. \({n_c} < {n_L} < {n_l} < {n_v}.\)
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về tán sắc ánh sáng.
Lời giải chi tiết:
Ta có chiết suất của các ánh sáng đơn sắc: \({n_D} < n < {n_T}\)
Chọn A
24.6
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Trong môi trường truyền, vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ.
C. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với cùng một vận tốc.
D. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về tán sắc ánh sáng.
Lời giải chi tiết:
D sai vì: Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ nhỏ hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím.
Chọn D
soanvan.me