Bài 30.7 trang 75 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều
Khi nói về các dạng năng lượng, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Động năng thuộc nhóm năng lượng dự trữ. B. Thế năng đàn hồi thuộc nhóm năng lượng gần với chuyển động. C. Năng lượng hóa học thuộc nhóm năng lượng gần với chuyển động. D. Năng lượng hạt nhân thuộc nhóm năng lượng lưu trữ.
Bài 30.8 trang 75 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều
Cho một số dạng năng lượng sau: thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng âm thanh, năng lượng ánh sáng, năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân. Hãy sắp xếp các dạng năng lượng trên theo hai nhóm: nhóm năng lượng gắn với chuyển động, nhóm năng lượng lưu trữ.
Bài 30.12 trang 76 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều
Một viên bi đang đứng yên ở vị trí 1. Đẩy nhẹ để viên bi lăn từ vị trí thứ 1 đến vị trí thứ 5 (hình 30.1) a) Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thế năng của viên bi theo các vị trí. b) So sánh động năng của viên bi ở vị trí 1 với động năng của viên bi ở vị trí 3. Giải thích câu trả lời của em
Bài 30.19 trang 76 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều
Ghép một ô chữ ở cột A với một ô chữ ở cột B để được câu hoàn chỉnh Ví dụ: 1 – c. Cột A Cột B 1. Một lò xo đang biến dạng a. có động năng. 2. Tiếng còi xe ô tô b. có năng lượng âm thanh. 3. Xăng, dầu mỏ c. có thế năng đàn hồi. 4. Ngọn nến đang cháy d. có năng lượng hóa học. 5. Máy bay đang chuyển động e. cung cấp năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng.
Bài 30.21 trang 77 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều
Một xe lăn và một lò xo được bố trí như hình 30.2 (lò xo có đầu A cố định và đầu B để tự do). Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: - Đẩy xe lăn vào đầu B của lò xo, làm cho lò xo nén 1 cm rồi buông tay, xe sẽ chuyển động trên mặt sàn, xe đi được quãng đường S1 thì dừng lại. - Đẩy xe lăn vào đầu B của lò xo, làm cho lò xo nén 2 cm rồi buông tay, xe sẽ chuyển động trên mặt sàn, xe đi được quãng đường S2 thì dừng lại Hãy so sánh hai quãng đường S1 và S2. Giải thích câu trả lời của em.