30.11
Công thoát êlectron của một kim loại là \(7,{64.10^{ - 19}}J.\) Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là \({\lambda _1} = 0,18\mu m;{\lambda _2} = 0,21\mu m\) và \({\lambda _3} = 0,35\mu m.\) Lấy \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;c = {3.10^8}m/s.\) Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó?
A. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ nói trên.
B. Cả ba bức xạ (\({\lambda _1},{\lambda _2}\) và \({\lambda _3}).\)
C. Hai bức xạ \({\lambda _1}\) và \({\lambda _2}.\)
D. Chỉ có bức xạ \({\lambda _1}.\)
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức \(A = \dfrac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)
Sử dụng điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện \(\lambda \le {\lambda _0}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có công thoát \(A = \dfrac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\\ \Rightarrow {\lambda _0} = \dfrac{{hc}}{A} = \dfrac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{7,{{64.10}^{ - 19}}}}\\ = 0,{26.10^{ - 6}}m = 0,26\mu m\)
Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện \(\lambda \le {\lambda _0}\)
Vậy bức xạ \({\lambda _1};{\lambda _2}\) gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại trên
Chọn C
30.12
Khi nói về thuyết lượng tử, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Năng lượng của phôtôn càng nhỏ thì cường độ của chùm sáng càng nhỏ.
B. Năng lượng của phôtôn càng lớn thì tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ.
C. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.
D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn .
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về thuyết lượng tử.
Lời giải chi tiết:
A – sai vì: Năng lượng photon phụ thuộc vào tần số ánh sáng đó.
B – sai vì: Năng lượng của phôtôn càng lớn thì tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.
C – sai vì: Photon không tồn tại trạng thái đứng yên.
D – đúng
Chọn D
30.13
Một kim loại có công thoát là \(7,{2.10^{ - 19}}J.\) Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước sóng là \({\lambda _1} = 0,18\mu m;{\lambda _2} = 0,21\mu m;{\lambda _3} = 0,32\mu m\) và \({\lambda _4} = 0,35\mu m.\) Những bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại màu có bước sóng là
A. \({\lambda _1},{\lambda _2}\) và \({\lambda _3}.\)
B. \({\lambda _1}\) và \({\lambda _2}.\)
C. \({\lambda _2},{\lambda _3}\) và \({\lambda _4}.\)
D. \({\lambda _3}\) và \({\lambda _4}.\)
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức \(A = \dfrac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)
Sử dụng điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện \(\lambda \le {\lambda _0}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có công thoát \(A = \dfrac{{hc}}{{{\lambda _0}}} \Rightarrow {\lambda _0} = \dfrac{{hc}}{A} = \dfrac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{7,{{2.10}^{ - 19}}}} \\= 0,{276.10^{ - 6}}m = 0,276\mu m\)
Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện \(\lambda \le {\lambda _0}\)
Vậy bức xạ \({\lambda _1};{\lambda _2}\) gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại trên
Chọn B
soanvan.me