Bài 48.5
Chọn câu đúng.
Có thể coi con mắt là một dụng cụ quang học tạo ra
A. ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật.
B. ảnh thật của vật, cùng chiều với vật.
C. ảnh ảo của vật, nhỏ hơn vật.
D. ảnh ảo của vật, cùng chiều với vật.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Thể thủy tinh đóng vai trò như một vật kính là một thấu kính hội tụ.
Lời giải chi tiết:
Có thể coi con mắt là một dụng cụ quang học tạo ra ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật vì thể thủy tinh đóng vai trò như một vật kính là một thấu kính hội tụ nên cho ảnh thật và nhỏ hơn vật.
Chọn đáp án: A
Bài 48.6
Chỉ ra ý sai. Thể thủy tinh khác các thấu kính hội tụ thường dùng ở các điểm sau đây:
A. tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật.
B. không làm bằng thủy tinh.
C. làm bằng chất trong suốt mềm.
D. có tiêu cự thay đổi được.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Thể thủy tinh giống thấu kính hội tụ đều tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật
Lời giải chi tiết:
Thể thủy tinh và các thấu kính hội tụ thường dùng đều tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật nên không phải là điểm khác => Đáp án A sai.
Chọn đáp án:A
Bài 48.7
Trong trường hợp nào dưới đây, mắt không phải điều tiết?
A. Nhìn vật ở điểm cực viễn.
B. Nhìn vật ở điểm cực cận.
C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.
D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: điểm cực viễn là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn được mà không phải điều tiết.
Lời giải chi tiết:
Mắt không phải điều tiết khi nhìn vật ở điểm cực viễn vì đó là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn được mà không phải điều tiết.
Chọn đáp án: A
Bài 48.8
Trong trường hợp nào dưới đây, mắt phải điều tiết mạnh nhất?
A. Nhìn vật ở điểm cực viễn.
B. Nhìn vật ở điểm cực cận.
C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.
D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Điểm cực cận là điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy được.
Lời giải chi tiết:
Mắt phải điều tiết mạnh nhất khi nhìn vật ở điểm cực cận vì đó là điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy được.
Chọn đáp án:B
soanvan.me