Bài 6.3
Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì
A. Chúng phải có cùng điện dung.
B. Hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau.
C. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn.
D. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn.
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính điện dung: \(C=\dfrac{Q}{U}\)
Lời giải chi tiết:
Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn.
Chọn đáp án: D
Bài 6.4
Trường hợp nào dưới đây ta có một tụ điện ?
A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
B. Một quả cầu thuỷ tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
C. Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
D. Hai quả cầu thuỷ tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tụ điện: Tụ điện là một hệ hai vật đặt gần nhau và ngăn cách bằng một lớp cách điện.
Lời giải chi tiết:
Trong các trường hợp trên, trường hợp cho ta một tụ điện là: Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
Chọn đáp án: C
Bài 6.5
Đơn vị điện dung có tên là gì ?
A. Culông. B. Vôn.
C. Fara. D. Vôn trên mét.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Đơn vị của điện dụng là Fara.
Lời giải chi tiết:
Đơn vị điện dung là Fara (F).
Chọn đáp án: C
Bài 6.6
Một tụ điện có điện dung 20 μF, được tích điện dưới hiệu điện thế 40 V. Điện tích của tụ sẽ là bao nhiêu ?
A. 8.102 C. B. 8C.
C. 8.10-2 C. D. 8.10-4 C
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính điện tích: \(Q=CU\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(Q=CU=20.10^{-6}.40=8.10^{-4}C\)
Chọn đáp án: D
soanvan.me