Bài II.1
Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng
A. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
B. Tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện.
C. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.
D. Làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.
Lời giải chi tiết:
Ta có: Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.
Chọn đáp án: C
Bài II.2
Trong các pin điện hóa không có quá trình nào dưới đây?
A. Biến đổi hóa năng thành điện năng.
B. Biến đổi chất này thành chất khác.
C. Làm cho các cực của pin tích điện khác nhau.
D. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về pin điện hóa.
Lời giải chi tiết:
Trong các pin điện hóa không có quá trình biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
Chọn đáp án: D
Bài II.3
Đặt hiệu điện thế u vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ I. Công suất toả nhiệt ở điện trở này không thể tính bằng công thức nào ?
A. \(P_{nh}=I^2R \) B.\(P_{nh} = UI \)
C. \(p_{nh} = UI^2\) D. \(P_{nh} =\dfrac{U^2}{R}\)
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P=UI=I^2R=\dfrac{U^2}{R}\)
Lời giải chi tiết:
Công suất toả nhiệt ở điện trở này không thể tính bằng công thức: \(P=UI^2\)
Chọn đáp án: C
Bài II.4
Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài
A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
B. Tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
C. Giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
D. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Hiệu điện thế mạch ngoài giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
Lời giải chi tiết:
Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
Chọn đáp án: C
soanvan.me