Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 30 SBT Văn 6 Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản Cô Tô (từ Khi mặt trời đã lên một vài con sào đến Vo gạo bằng nước biển thôi) trong SGK (tr. 112) và trả lời các câu hỏi.
Câu 1
Tìm những chi tiết trong đoạn trích cho thấy tác giả tham dự vào cuộc sống của người dân đảo.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết trong đoạn trích cho thấy tác giả tham dự vào cuộc sống của người dân đảo: tôi đang múc gầu nước giếng; tôi cũng đang đi tắm như mọi người lao động bình thường; anh quẩy nước bên bờ giếng, tôi né ra một bên
Câu 2
Cảm nhận chung của tác giả về cảnh sinh hoạt của người dân đảo quanh giếng nước ngọt được thể hiện qua câu văn nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Cảm nhận chung của tác giả về cảnh sinh hoạt của người dân đảo quanh giếng nước ngọt được thể hiện qua câu văn: Cái giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo giữa biển, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
Câu 3
Đoạn trích cho biết điều gì về không khí chuẩn bị ra khơi của dân đảo?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Không khí chuẩn bị ra khơi của dân đảo rất nhộn nhịp, khẩn trương. Mọi người lấy nước dự trữ lên thuyền, nhiều thuyền lớn nhỏ đang sẵn sàng ra khơi.
Câu 4
Hình ảnh thùng gỗ, cong, ang gốm da lươn, lá cam lá quýt trong lòng giếng cho thấy sợi dây liên hệ giữa đảo xa và đất liền như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh thùng gỗ, cong, ang gốm da lươn, lá cam lá quýt trong lòng giếng cho thấy sợi dây liên hệ giữa đảo xa và đất liền. Đây là những hình ảnh thường thấy trong cuộc sống của cư dân đất liền. Dụng cụ lấy nước cho thấy bóng dáng nếp sống của các vùng quê Việt, tạo cảm giác thân quen. Lá cam lá quýt xuất hiện trong lòng giếng cho thấy dân đảo đã mang nhiều giống cây từ đất liền ra trồng ở đảo. Cuộc sống ở đảo xa vẫn mang hình bóng của đất liền qua những hình ảnh quen thuộc và bình dị. Từ đây, người đọc cảm nhận được sức sống và hồn quê đất Việt nơi đảo xa.
Câu 5
Lời nói của anh hùng Châu Hoà Mãn thể hiện những khó khăn của công việc ra khơi như thế nào? Từ đó, em cảm nhận được gì về tinh thần lao động của người dân đảo?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và nêu cảm nhận
Lời giải chi tiết:
Những khó khăn của công việc ra khơi mà anh hùng Châu Hoà Mãn nói đến: đi xa, đi dài ngày trên biển, cần dự trữ nước ngọt, nước ngọt thiếu, dân chài trên biển phải rất tiết kiệm nước: "Nước ngọt... chỉ để uống... Vo gạo bằng nước biển thôi”. Từ những khó khăn đó, ta có thể cảm nhận được tinh thần vượt khó, chịu đựng gian khổ, chấp nhận khó khăn, quyết tâm bám biển của người lao động ở Cô Tô.
Câu 6
Những chuyến đi đến các vùng đất không chỉ là cơ hội cho ta nhìn ngắm quang cảnh mà còn để trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống sinh hoạt của con người. Đoạn trích có thể hiện được điều này không?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và nêu suy nghĩ
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích đã thể hiện được ý tưởng đến thăm những miền đất mới không chỉ là để nhìn ngắm quang cảnh mà còn để trải nghiệm, cùng sống với người dân bản địa để cảm nhận hương vị cuộc sống sinh hoạt của con người. Em có thể trình bày ý kiến riêng của mình về ý tưởng đó.
Câu 7
Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tụ từ so sánh trong đoạn trích và nêu tác dụng của nó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Em hãy tìm các câu văn có chứa từ so sánh. Biện pháp tu từ so sánh được dùng trong đoạn trích có tác dụng làm cho người đọc hình dung rõ hơn về hoạt động của con người, không khí sinh hoạt của dân đảo, sự gắn bó của tác giả với người dân đảo và sự tôn vinh vẻ đẹp, tầm vóc của những người dân lao động bình thường trên đảo.
soanvan.me