I. Tác phẩm

   Một nôi dung của tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh là ghi chép những điều tai nghe mắt thấy hàng ngày của tác giả trong nhà tù và trên đường chuyển lao, đem đến cho nhiều bài thơ tính hướng ngoại và yếu tồ tự sự. tả thực. Nhờ thế, tác phẩm đã tái hiện được bộ mặt đen tối cúa nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc rất tỉ mỉ, chi tiết như một cuốn phim tư liệu có sức phê phán mạnh mẽ. Tập thơ còn cho thấy một phần của tình trạng xã hội Trung Quốc vào những năm 40 của thế kỉ XX. Bài thơ Lai Tân là một trong những bài thơ trong tập thơ có nội dung hiện thực như vậy.
Lai Tân là nơi mà Hồ Chí Minh đã trải qua trên con đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây. Bài thơ mang tên địa danh này là bài thơ thứ 97 trong số 134 bài thơ của tập Nhật ký trong tù, nó cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng là yên ấm, tốt đẹp.

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Kết câu của bài thơ

   Một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thường có bốn phần, mỗi phần một câu có chức năng nhất định trong việc kết cấu và biểu đạt ý nghĩa của bài thơ. Bài thơ Lai Tân thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật nhưng có kết cấu khá đặc biệt. Tính chất đặc biệt này bắt nguồn từ dụng ý châm biếm của tác giả, đồng thời thể hiện tài năng của tác gia trong việc kết câu một bài thơ châm biếm theo thể thơ vốn rất trang trọng và nghiêm ngặt. Bài thơ chia làm hai phần rõ rệt, chứ không phải bốn phần như thế Đường luật. Phần đầu gồm ba câu đầu, viết theo lối tự sự. Phần hai chỉ có câu cuối mang tính chất biểu cảm. Phần tự sự kể lại việc Ban trưởng ngày ngày đánh bạc, Cảnh trưởng giải tù và bóc lột họ, Huyện trưởng đêm đêm chong đòn hút thuốc phiện. Phần biểu cảm là thái độ của nhà thơ trước những hiện thực được chứng kiến. Xét về kết câu, hai phần trên có liên hệ với nhau rất chặt chẽ và vững chắc. Nếu chỉ có một phần thì kết cấu sẽ bị phá vỡ, bài thơ không còn nhiều ý nghĩa, nhất là nếu mất di câu cuối thì sẽ mất ý nghĩa châm biếm, đả kích, mặc dù ba câu đầu đã thê hiện sự phê phán. Tính liên kết chặt chẽ trong kết câu đã làm nổi bật mâu thuẫn giữa sự bất an và thái bình, tạo nên tiếng cười chua cay trước hiện thực sống.


2. Đối tượng phê phán trong bài thơ
Bài thơ được viết vào giai đoạn đất nước Trung Quốc bị phát xít Nhật xâm lược, nhân dân Trung Quôc phải rên xiết dưới sự thông trị của ngoại bang và sâu mọt trong bộ máy quan lại chính quyền Tường Giới Thạch. Ba câu đầu trong bài thơ ghi lại hiện thực trong nhà tù. Đó là công việc thường ngày của ba viên quan lại tiêu biểu cho bộ máy chính quyền ờ Lai Tân. Ban trướng nhà giam thì ngày ngày đánh bạc, Cảnh trưởng bòn rút ngay cả của người tù, Huyện trường siêng năng đến độ phải chong đèn vào ban đêm để hút thuốc phiện. Đọc câu thơ cứ ngỡ là Huyện trưởng siêng năng đang làm việc vào ban đêm, nhưng đặt công việc vào hoàn cảnh chung của Ban trưởng và Cảnh trưởng thì rõ ràng Huyện trưởng đang làm công việc bất thường. Cảnh tượng hoàn toàn không bình thường đối với inột bộ máy quan lại của chính quyền nghiêm chỉnh. Câu kết bài thơ lại tạo ra một nghịch lí: Trời đất Lai Tân vẫn thái bình. Câu thơ không có gì là bất thường cả, guồng máy cai trị ở Lai Tân xưa nay vẫn phân công việc một cách rành mạch: Ban trưởng đánh bạc, Cảnh trưởng hối lộ, Huyện trưởng hút thuốc phiện. Cả bộ máy là một sự yên ổn, thái bình. Sự thối nát của bộ máy chính quyền đã hết sức trầm trọng, cái xâu, cái vô kỉ cương đã trở thành phổ biến, thậm chí đã trở thành một nếp sóng thường ngày. Và đó chính là sự thái bình trong cuộc sống của quan lại Lai Tân. Bộ mặt quan lại nhà tù Lai Tân được Hồ Chí Minh khắc họa đầy đủ, rõ nét với chỉ bốn câu thơ. Không những thế, bài thơ còn phê phán tình trạng thôi nát phổ biến của bọn quan lại và xã hội Trung Quốc dưới thời cầm quyền của Quốc dân đảng.


3. Nghệ thuật châm biếm của bài thơ

   Nghệ thuật châm biếm của bài thơ được tạo nên từ hai yếu tố cơ bản là mâu thuẫn và giọng điệu. Một trong những bút pháp để tạo ra tiếng cười trong nghệ thuật trào phúng là khai thác mâu thuẫn trái tự nhiên. ở đây, mâu thuẫn được tạo dựng bởi kết cấu bài thơ. Ba câu đầu kê về những việc bất bình thường theo lẽ thường. Lẽ ra với những gì trình bày trong ba câu trên, tác giả phải kết luận bằng một cầu phơi bày thực trạng xã hội, nhưng ngược lại, tác giả lại kết luận Trời đất Lai Tân vẫn thái binh, cái bất thường bổng chốc trở thành cái bình thường. Đó là tiếng cười được tạo ra một cách chua cay.

   Đê tiếng cười trở nén mạnh mẽ, sâu sắc và độc đáo, tác giả đà đưa ra tới ba hình tượng (Ban trưởng, Cảnh trưởng, Huyện trưởng) gắn liền với ba hiện tượng (đánh bạo, ăn hối lộ, hút thuốc phiện) và không dừng lại ờ đó, Hồ Chí Minh còn nâng sự việc lên tầm phổ quát và phổ biến bằng các từ lập lại như ngày ngày, đêm đêm, y nguyên như cũ... Những hiện tượng đó đủ để chúng ta kết luận xã hội Lai Tân đang rối loạn. Nhưng bất ngờ thay, tác giả lại kết luận là đang thái bình. Hóa ra, rối loạn hay thái bình không còn phụ thuộc ở hiện thực khách quan theo logic tự nhiên nữa mà phụ thuộc vào cách nhìn hiện thực khách quan dó. Nếu người khác nhìn thì cho đó là loạn nhưng với bộ máy quan lại Lai Tân thi cho đó là thái bình. Người đọc luôn cười nhưng lại là điệu cười chua chát vì sự thật đả bị bóp méo một cách trần trụi, lẽ thường cuộc sống đã bị chà đạp không thương tiếc.

   Giọng điệu thơ chính là giọng điệu tâm hồn nhà thơ, nhà thơ không bao giờ tạo nên tiếng cười dễ dãi. Hồ Chí Minh chắt hẳn đã rất bất bình khi chứng kiến những cảnh tượng như thế. Vậy tại sao tác giả không dùng giọng điệu đanh thép, phẫn nộ mà có vẻ bình thản, nhẹ nhàng? Với bút pháp hiện thực, hơn nữa đây là hiện thực trào phúng nên tác giả đã giữ đúng thái độ khách quan nhằm mang lại giá trị phản ánh lớn nhất. Sự bình thản của Hồ Chí Minh cho ta cảm giác Người không có ý phê phán hoặc trào phúng gì cả. Tuy nhiên, với giọng thơ ấy, tác giả đã tạo ra sự đả kích mạnh mẽ, quyết liệt. Đó chính là nét độc đáo của bút pháp Hồ Chí Minh trong bài thơ.

soanvan.me