Khi nhắc đến nhà thơ Viễn Phương, không ai là không nhắc đến bài thơ Viếng lăng Bác của ông. Bài thơ được viết năm 1976, khi lăng Bác vừa được hoàn thành, trong một lần nhà thơ đến thăm lăng. Bài thơ đã bộc lộ lòng kính yêu của tác giả cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam đối với Bác.

        Bác Hồ là một vị Chủ tịch nước vĩ đại, một danh nhân văn hoá, hơn thế nữa, đối với người dân Việt Nam, Bác là một vị cha già dân tộc. Và ngay trong những dòng thơ đầu tiên, Viễn Phương đã thể hiện hết tình cảm của người con miền Nam xúc động trước khoảnh khắc sắp được gặp vị cha già kính yêu:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

     Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

        Là một người con của miền Nam, Viễn Phương lần đầu tiên được đến thăm lăng Bác. Từ con trong câu thơ đầu tiên đã cho thấy nhà thơ đã coi Bác là cha. Điều đó cũng có nghĩa: đối với nhà thơ, Bác như một người cha và dù Bác đã đi xa nhưng hình ảnh của Bác vẫn còn mãi mãi trong tâm hồn của nhà thơ. Với cách nói giảm, nhà thơ đã khẳng định một điều rằng Bác vẫn còn sống mãi, Bác là vĩnh cửu với những người dân miền Nam. Và ở đây nhà thơ đã gặp những hình ảnh vô cùng quen thuộc với ông và nhà thơ có cảm giác như được trở về nhà của mình. Một cảm giác nhớ nhung, tha thiết và xúc động khi được đoàn tụ với gia đình. Và có lẽ không chỉ riêng tác giả mà toàn thể nhân dân miền Nam cũng có cảm giác như vậy. Nhà thơ Viễn Phương đã nói lên tình cảm của ông cũng như nói hộ cho toàn nhân dân miền Nam đối với Bác. Và tình cảm đó còn được bộc lộ rõ hơn khi nhà thơ tiến vào lăng và được thể hiện qua khổ thơ thứ hai:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

        Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

             Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

        Cả khổ thơ thứ hai, nhà thơ Viễn Phương đã tôn vinh công lao của Bác đối với nhân dân Việt Nam bằng tất cả lòng kính yêu của mình. Hình ảnh mặt trời đi qua trên lăng là một hình ảnh của tự nhiên và đều đặn. Nhà thơ Viễn Phương đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ ví Bác như một mặt trời thứ hai. Và Bác còn to lớn hơn, rực rỡ hơn mặt trời của thiên nhiên, của vũ trụ. Chính vầng mặt trời đó đã chiếu những tia sáng ấm áp sưởi ấm tâm hồn và thắp sáng niềm tin của dân tộc Việt Nam. Đối với nhân dân Việt Nam, Bác thật là vĩ đại, công lao của Bác lớn hơn tất cả và vẫn sẽ trường tổn mãi mãi với thời gian trong tâm hồn mỗi con người. Nhà thơ Viễn Phương đã một lần nữa nói lên tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác. Đó là lòng biết ơn vô bờ bến và tình cảm đó cũng được thể hiện qua rất nhiều những hành động. Không chỉ dừng ở đấy, trước tình yêu thương ngây ngất, Viễn Phương còn nhìn hàng người đi như những bông hoa tươi thắm nhất từ mọi miền Tổ quốc trở về kết thành tràng hoa dâng lên Bác. Tràng hoa vừa là để thể hiện lòng kính yêu, vừa thể hiện nỗi tiếc thương vô hạn với người cha đã đi xa. Nhà thơ Viễn Phương còn rất tinh tế trong việc sử dụng hình ảnh bảy mươi chín mùa xuân. Mỗi mùa xuân là một tuổi và mùa xuân là hiện thân cho những gì tinh tuý nhất, xanh nhất của đời người. Bác đã sống một cuộc đời có ý nghĩa và bảy mươi chín tuổi của Người là bảy mươi chín mùa xuân. Nhưng dù Bác còn trong tim nhân dân miền Nam hay toàn dân tộc Việt Nam nói chung thì thực tế Bác đã đi xa thật rồi.

      Và niềm tiếc thương vô hạn đó đã được Viễn Phương bộc lộ hết chỉ trong bốn câu thơ vô cùng xúc động của khổ thơ thứ ba:


                                                            Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

       Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

 Mà sao nghe nhói ở trong tim!

      Thật vậy, khi nhà thơ vào trong lăng Bác, được gặp Bác, những tình yêu thương, lòng kính yêu của nhà thơ như vỡ òa, hoà cùng bầu không khí yên tĩnh, trang nghiêm trong lăng. Dù vẫn biết Bác sẽ không bao giờ biến mất trong tim mỗi người dân Việt Nam nhưng thực tế Bác đã không còn hiện lên trước mắt mọi người. Vì Bác nằm ở đây, chìm sâu trong giấc ngủ bình yên và sâu lắng. Hai câu thơ cuối khổ thơ Viễn Phương đã trực tiếp nói lên tâm trạng của mình. Cảm giác được trở về, vui vì gặp cha đã không còn nữa. Bác ở trước mắt mà nhà thơ nghe tim đau nhói. Nhưng không riêng gì nhà thơ mà nhân dân miền Nam đối với Bác cũng một lòng như vậy. Nghe tin Bác ra đi, không con tim người dân Việt Nam nào lại không đau và cứ như ngừng đập. Tất cả tình cảm đó đối với Bác của nhà thơ hay nhân dân Việt Nam là vĩnh cửu và một lần nữa được thể hiện trong khổ cuối bài thơ:

  Mai về miền Nan thương trào nước mắt

   Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

 Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

     Cả khổ thơ cuối cũng như xuyên suốt bài thơ nói lên tâm nguyện của nhà thơ cũng như toàn thể nhân dân miền Nam đối với Bác. Ngay câu thơ đầu tiên, Viễn Phương đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của mình qua việc thương trào nước mắt. Ngày mai không còn bên Bác nữa, nhà thơ rất đau lòng không kìm nổi những giọt nước mắt. Dường như có một sự níu kéo nhà thơ ở lại lăng Bác. Biết điều đó là không thể, Viễn Phương đã chuyển những điều đó thành nguyện ước tuy đơn giản, mộc mạc nhưng cũng rất đỗi xúc động. Nhà thơ muốn hoá thân thành loài chim hót quanh lăng làm vui cho Bác, làm đoá hoa dâng hương thơm, dâng sắc đẹp. Nhưng chỉ khi nguyện ước thứ ba được nói ta mới có thể cảm nhận được sự lưu luyến của tác giả. Đó là muốn làm hàng tre đứng trong hàng tre trước lăng, trung thành với Bác như không muốn rời xa Người. Khổ thơ thứ tư là nguồn cảm xúc mãnh liệt của tác giả trước khi từ biệt Người. Qua đây nhà thơ Viễn Phương còn nói hộ cho toàn nhân dân miền Nam, nói về lòng kính yêu vô bờ bến đối với Bác và sự chia li khỏi Bác là một nỗi đau trong lòng mỗi người dân.

     Qua bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã thay mặt toàn thể nhân dân miền Nam nói lên tình cảm, lòng kính yêu đối với Bác. Bác ra đi là một sự mất mát của một dân tộc. Cho dù Bác không còn nữa nhưng Bác vẫn còn mãi mãi trong tâm trí những người dân miền Nam. Và đối với nhân dân miền Nam, Bác to lớn, vĩ đại hơn tất cả, vĩnh cửu và trường tồn mãi mãi với thời gian.

soanvan.me

Cả khổ thơ thứ hai, nhà thơ Viễn Phương đã tôn vinh công lao của Bác đối với nhân dân Việt Nam bằng tất cả lòng kính yêu của mình. Hình ảnh mặt trời đi qua trên lăng là một hình ảnh của tự nhiên và đều đặn. Nhà thơ Viễn Phương đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ ví Bác như một mặt trời thứ hai. Và Bác còn to lớn hơn, rực rỡ hơn mặt trời của thiên nhiên, của vũ trụ. Chính vầng mặt trời đó đã chiếu những tia sáng ấm áp sưởi ấm tâm hồn và thắp sáng niềm tin của dân tộc Việt Nam. Đối với nhân dân Việt Nam, Bác thật là vĩ đại, công lao của Bác lớn hơn tất cả và vẫn sẽ trường tổn mãi mãi với thời gian trong tâm hồn mỗi con người. Nhà thơ Viễn Phương đã một lần nữa nói lên tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác. Đó là lòng biết ơn vô bờ bến và tình cảm đó cũng được thể hiện qua rất nhiều những hành động. Không chỉ dừng ở đấy, trước tình yêu thương ngây ngất, Viễn Phương còn nhìn hàng người đi như những bông hoa tươi thắm nhất từ mọi miền Tổ quốc trở về kết thành tràng hoa dâng lên Bác. Tràng hoa vừa là để thể hiện lòng kính yêu, vừa thể hiện nỗi tiếc thương vô hạn với người cha đã đi xa. Nhà thơ Viễn Phương còn rất tinh tế trong việc sử dụng hình ảnh bảy mươi chín mùa xuân. Mỗi mùa xuân là một tuổi và mùa xuân là hiện thân cho những gì tinh tuý nhất, xanh nhất của đời người. Bác đã sống một cuộc đời có ý nghĩa và bảy mươi chín tuổi của Người là bảy mươi chín mùa xuân. Nhưng dù Bác còn trong tim nhân dân miền Nam hay toàn dân tộc Việt Nam nói chung thì thực tế Bác đã đi xa thật rồi. Và niềm tiếc thương vô hạn đó đã được Viễn Phương bộc lộ hết chỉ trong bốn câu thơ vô cùng xúc động của khổ thơ thứ ba: