2. Bài tập bổ sung
15.a.
Đơn vị công suất là
A. J (jun).
B. N (niu-tơn).
C. N.m (niutơn nhân mét).
D. J/s (jun trên giây).
Phương pháp giải:
Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W:
1W = 1 J/s (Jun trên giây).
1kW (kilôoát) = 1 000 W.
1MW (mêgaoát) = 1 000 000 W.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W: 1 W = 1 J/s (jun trên giây).
15.b.
Máy thứ nhất sinh công 225kJ trong 1 phút. Máy thứ hai sinh công 4500kJ trong 30 phút. Máy nào có công suất lớn hơn? Lớn hơn bao nhiêu lần?
Phương pháp giải:
Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\)
Trong đó: A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó.
Lời giải chi tiết:
Công suất làm việc của máy thứ nhất là:
\({P_1} = \dfrac{{{A_1}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{225}}{{60}} = 3,75kW\)
Công suất làm việc của máy thứ hai là:
\({P_2} = \dfrac{{{A_2}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{4500}}{{30.60}} = 2,5kW\)
Ta có: \(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{3,75}}{{2,5}} = 1,5\)
Vậy máy 1 có công suất lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần so với máy 2.
15.c.
Một con ngựa kéo một cái xe đi với tốc độ 9km/h. Lực kéo của ngựa là 200N. Tính công suất của ngựa.
Phương pháp giải:
Quãng đường vật đi được trong thời gian t với vận tốc v là s=v.t
Công cơ học A=F.s trong đó F là độ lớn của lực kéo vật dịch chuyển quãng đường s
Công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\) trong đó: A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó.
Lời giải chi tiết:
Quãng đường xe đi được trong 1 giờ là:
s = v.t = 9.1 = 9 km = 9000 m.
Công của lực ngựa kéo trong 1 giờ là:
A = F.s = 200.9000 = 1800000 J.
Công suất của ngựa là:
\(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{1800000}}{{1.60.60}} = 500W\)
soanvan.me