Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Luyện tập 1

a) Trong các cách viết: \(\sqrt 2  \in \mathbb{Q}; \pi \in \mathbb{I}; 15 \in \mathbb{R}\), cách viết nào đúng?

b) Viết số đối của các số: \(5,08(299); - \sqrt 5 \)

Phương pháp giải:

Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng \(\frac{a}{b}(a,b \in \mathbb{Z};b \ne 0)\)

Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực

Số đối của số thực a là -a

Lời giải chi tiết:

a) Ta có: \(\sqrt 2  \notin \mathbb{Q};\pi \in \mathbb{I};15 \in \mathbb{R}\)

Vậy cách viết \(\pi \in \mathbb{I}; 15 \in \mathbb{Q}\) là đúng

b) Số đối của 5,08(299) là -5,08(299)

Số đối của -\(\sqrt 5 \) là \(\sqrt 5 \)

Câu hỏi

Điểm nào trong Hình 2.4 biểu diễn số \( - \sqrt 2 \)? Em có nhận xét gì về điểm biểu diễn của hai số đối nhau?

Phương pháp giải:

Quan sát trục số, tìm điểm \( - \sqrt 2 \)

Nhận xét điểm biểu diễn của hai số đối nhau

Lời giải chi tiết:

Điểm biểu diễn số \( - \sqrt 2 \) là điểm N.

Điểm biểu diễn của hai số đối nhau là 2 điểm cách đều gốc O và nằm về 2 phía của điểm O

Luyện tập 2

Cho biết nếu một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng 1 và 3 thì cạnh huyền của tam giác bằng \(\sqrt {10} \). Em hãy vẽ điểm biểu diễn số - \(\sqrt {10} \) trên trục số.

Phương pháp giải:

Bước 1: Vẽ tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng 1 và 3. Đo độ dài của cạnh huyền

Bước 2: Vẽ trục số. Biểu diễn số - \(\sqrt {10} \) trên trục số nằm ở bên trái gốc O, cách O một khoảng bằng độ dài cạnh huyền của tam giác vuông vừa vẽ.

Lời giải chi tiết:

Chú ý: Các số thực âm được biểu diễn bởi các điểm nằm bên trái điểm O trên trục số.