Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hoạt động 4

So sánh:

a) \( - \frac{1}{3}\) và \(\frac{{ - 2}}{5}\)

b) 0,125 và 0,13

c) -0,6 và \(\frac{{ - 2}}{3}\)

Phương pháp giải:

a) Đưa 2 phân số về dạng cùng mẫu số dương rồi so sánh tử số của 2 phân số: Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn

b) So sánh 2 số thập phân: So sánh các hàng tương ứng từ trái qua phải của 2 số thập phân

c) Viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh 2 phân số

Lời giải chi tiết:

a) Ta có:

\( - \frac{1}{3} = \frac{{ - 5}}{{15}};\frac{{ - 2}}{5} = \frac{{ - 6}}{{15}}\)

Vì -5 > -6 nên \(\frac{{ - 5}}{{15}} > \frac{{ - 6}}{{15}}\) hay \( - \frac{1}{3}\) > \(\frac{{ - 2}}{5}\)

b) 0,125 < 0,13 vì chữ số hàng phần trăm của 0,125 là 2 nhỏ hơn chữ số hàng phần trăm của 0,13 là 3

c) Ta có:

\(\begin{array}{l} - 0,6 = \frac{{ - 6}}{{10}} = \frac{{ - 3}}{5} = \frac{{ - 9}}{{15}};\\\frac{{ - 2}}{3} = \frac{{ - 10}}{{15}}\end{array}\)

Vì -9 > -10 nên \(\frac{{ - 9}}{{15}} > \frac{{ - 10}}{{15}}\) hay - 0,6 > \(\frac{{ - 2}}{3}\)

Luyện tập vận dụng 4

So sánh:

a) -3,23 và -3,32

b) \( - \frac{7}{3}\) và -1,25

Phương pháp giải:

a) So sánh 2 số thập phân dương: So sánh các hàng tương ứng từ trái qua phải của 2 số thập phân

Nếu a > b thì – a < - b 

b) Viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh 2 phân số

Lời giải chi tiết:

a) Ta có: 3,23 < 3,32 nên -3,23 > -3,32

b) Ta có: \( - \frac{7}{3} = \frac{{ - 28}}{{12}}; - 1,25 = \frac{{ - 125}}{{100}} = \frac{{ - 5}}{4} = \frac{{ - 15}}{{12}}\)

Vì -28 < -15 nên \(\frac{{ - 28}}{{12}} < \frac{{ - 15}}{{12}}\) hay \( - \frac{7}{3}\) < -1,25

Hoạt động 5

Giả sử hai điểm a, b lần lượt biểu diễn hai số nguyên a,b trên trục số nằm ngang. Với a < b, nêu nhận xét về vị trí của điểm a so với điểm b trên trục số đó.

Phương pháp giải:

Biểu diễn 2 số nguyên trên trục số nằm ngang

Lời giải chi tiết:

Nếu a < b thì điểm a nằm bên trái điểm b trên trục số

Chú ý: Nhận xét: Trên trục số nằm ngang, điểm biểu diễn số hữu tỉ nhỏ hơn nằm bên trái điểm biểu diễn số hữu tỉ lớn hơn.