Câu hỏi 1 :
Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- A Nghiên cứu vaccine (vắc–xin) ngừa Covid–19.
- B Nghiên cứu giống lúa biến đổi gen giúp tăng năng suất, kháng sâu bệnh.
- C Học sinh làm bài kiểm tra môn Khoa học tự nhiên.
- D Nghiên cứu vật liệu nano tự làm sạch.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết khái niệm khoa học tự nhiên
Lời giải chi tiết:
Hoạt động không phải nghiên cứu khoa học là: học sinh làm bài kiểm tra môn Khoa học tự nhiên.
Câu hỏi 2 :
Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?
- A 5 kg.
- B 0,5 kg.
- C 50 kg.
- D 500 kg.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Mối liên hệ giữa trọng lượng P và khối lượng m: \(P = 10m\)
Lời giải chi tiết:
Trọng lượng của thùng hoa quả là:
\(P = 10m \Rightarrow m = \frac{P}{{10}} = \frac{{50}}{{10}} = 5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {kg} \right)\)
Vậy khối lượng của thùng hoa quả là 5 kg.
Câu hỏi 3 :
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
- B Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg.
- C Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
- D Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
Lời giải chi tiết:
Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật → C đúng.
Câu hỏi 4 :
Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có
- A lực hút của Trái Đất.
- B lực hấp dẫn.
- C lực búng của tay.
- D lực ma sát.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động.
Lời giải chi tiết:
Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có lực ma sát.
Câu hỏi 5 :
Người thủ môn đã bắt được quả bóng khi đối phương sút phạt. Em hãy cho biết lực của bóng tác dụng lên tay thủ môn là lực hút hay đẩy, lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?
- A lực hút, lực tiếp xúc.
- B lực đẩy, lực tiếp xúc.
- C lực hút, lực không tiếp xúc.
- D lực đẩy, lực không tiếp xúc.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết các tác dụng của lực, lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
Lời giải chi tiết:
Lực của bóng tác dụng lên tay thủ môn là lực đẩy, và lực tiếp xúc.
Câu hỏi 6 :
Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng khối lượng 50 g. Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,3 cm. Khi treo thêm 4 quả nặng vào lò xo, người ta đo được chiều dài của nó là 12 cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.
- A 11,5 cm.
- B 10 cm.
- C 9,5 cm.
- D 10,5 cm.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
Lời giải chi tiết:
Nhận xét: mỗi quả nặng 50 g làm lò xo dài thêm 0,3 cm
Khi treo thêm 4 quả nặng vào lò xo, lò xo dài thêm:
\(5.0,3 = 1,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\)
Chiều dài tự nhiên của lò xo là:
\(12 - 1,5 = 10,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\)
Câu hỏi 7 :
Trong các loại thước dưới đây, thước nào được sử dụng để đo đường kính trong của một ống nước hình tròn?
- A Thước cuộn.
- B Thước thẳng.
- C Thước kẹp.
- D Thước dây.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết công dụng của các loại thước đo độ dài
Lời giải chi tiết:
Sử dụng thước kẹp để đo đường kính trong của ống nước hình tròn.
Câu hỏi 8 :
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
- A Thợ lặn lặn xuống đáy biển bắt hải sản.
- B Con cá đang bơi.
- C Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
- D Tàu ngầm hoạt động gần đáy biển.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Vật chuyển động trong nước sẽ bị nước cản trở. Các vật có hình dạng khác nhau chịu lực cản của nước không giống nhau.
+ Khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật.
+ Khi chuyển động trong nước, vật chịu lực cản mạnh hơn trong không khí.
Lời giải chi tiết:
A – Thợ lăn chịu lực cản của nước.
B – Con cá chịu lực cản của nước.
C – Bạn Mai chịu lực cản không khí.
D – Tàu ngầm chịu lực cản của nước.
Câu hỏi 9 :
Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng?
- A Hình 2.
- B Hình 4.
- C Hình 1.
- D Hình 3.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết hai lực cân bằng
Lời giải chi tiết:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
→ Hình biểu diễn đúng hai lực cân bằng là hình 2.
Câu hỏi 10 :
Hình nào dưới đây vẽ đúng mũi tên biểu diễn lực trong trường hợp: Kéo chiếc ghế với lực 25 N theo phương xiên một góc \({60^0}\) so với phương nằm ngang. Biết tỉ xích 0,5 cm ứng với 5 N.
- A Hình b.
- B Hình c.
- C Hình a.
- D Hình d.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết biểu diễn lực bằng mũi tên
Lời giải chi tiết:
Lực kéo chiếc ghế có:
+ Điểm đặt tại chiếc ghế.
+ Phương xiên một góc \({60^0}\) so với phương nằm ngang, chiều từ dưới lên trên.
+ Độ lớn của lực:
Tỉ xích 0,5 cm ứng với 5 N
Lực có độ lớn 25 N ứng với chiều dài là:
\(\frac{{25}}{5}.0,5 = 2,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\)
→ Hình vẽ đúng là: Hình b.
Câu hỏi 11 :
Đơn vị đo khối lượng là:
- A lít.
- B \({m^3}.\)
- C kg.
- D m.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Đơn vị đo khối lượng thông dụng là kilogam (kí hiệu là kg)
Ngoài ra, một số đơn vị đo khối lượng khác như: g, mg, tấn, tạ, yến...
Lời giải chi tiết:
Đơn vị đo khối lượng là kg.
Câu hỏi 12 :
Người ta dùng một bình chia độ chứa \(55{\mkern 1mu} c{m^3}\) nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch \(100{\mkern 1mu} c{m^3}.\) Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu?
- A \(45{\mkern 1mu} c{m^3}.\)
- B \(55{\mkern 1mu} c{m^3}.\)
- C \(100{\mkern 1mu} c{m^3}.\)
- D \(155{\mkern 1mu} c{m^3}.\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Kiến thức về cách đo thể tích bằng bình chia độ.
Lời giải chi tiết:
Thể tích của vật rắn không thấm nước chính bằng phần thể tích nước dâng lên.
Thể tích của hòn sỏi là: \(V = 100 - 55 = 45{\mkern 1mu} c{m^3}.\)
Câu hỏi 13 :
Để quan sát tế bào lá cây, người ta sử dụng dụng cụ nào sau đây?
- A Kính lúp.
- B Kính hiển vi quang học.
- C Kính thiên văn.
- D Kính cận.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Kính hiển vi là thiết bị được sử dụng để quan sát các vật thể có kích thước vô cùng nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Kính hiển vi có tác dụng phóng to hình ảnh của vật quan sát lên khoảng từ 40 lần đến 3000 lần.
Lời giải chi tiết:
Để quan sát tế bào lá cây, người ta sử dụng kính hiển vi quang học
Câu hỏi 14 :
Điều nào dưới đây không phải là quy định trong phòng thực hành?
- A Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết).
- B Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.
- C Ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.
- D Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết các quy định an toàn trong phòng thực hành
Lời giải chi tiết:
Quy định trong phòng thực hành là: Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm hoặc ngửi hóa chất → C sai
Câu hỏi 15 :
Trong đơn vị đo thời gian cổ ở Việt Nam, 1 canh tương ứng với 2 giờ và được đặt theo tên của 12 con giáp, đó là: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Biết canh Tí bắt đầu từ 23h đêm hôm trước đến 1h sáng hôm sau. Hỏi canh Mùi bắt đầu và kết thúc lúc mấy giờ?
- A 19h – 21h.
- B 11h – 13h.
- C 13h – 15h.
- D 7h – 9h.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Xác định thời gian của mỗi canh để biết canh Mùi bắt đầu và kết thúc lúc mấy giờ.
Lời giải chi tiết:
Thời gian bắt đầu và kết thúc của 12 canh là:
Canh Tý: 23h – 1h
Canh Sửu: 1h – 3h
Canh Dần: 3h – 5h
Canh Mão (Mẹo): 5h – 7h
Canh Thìn: 7h – 9h
Canh Tỵ: 9h – 11h
Canh Ngọ: 11h – 13h
Canh Mùi: 13h – 15h
Canh Thân: 15h – 17h
Canh Dậu: 17h – 19h
Canh Tuất: 19h – 21h
Canh Hợi: 21h – 23h
Vậy canh Mùi ứng với thời gian là: 13h – 15h.
Câu hỏi 16 :
Vật thể nào dưới đây vừa là vật thể tự nhiên, vừa là vật không sống?
- A Con kiến.
- B Bút màu.
- C Hòn đá.
- D Bếp từ.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào khái nhiệm về vật thể tự nhiên và vật không sống.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 17 :
Đặc điểm nào dưới đây không phải của thể khí?
- A Lan tỏa trong không gian theo mọi hướng.
- B Không có thể tích, hình dạng xác định.
- C Có khối lượng xác định.
- D Khó bị nén.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của thể khí.
Lời giải chi tiết:
Thể khí có các tính chất:
- Có khối lượng xác định.
- Lan tỏa trong không gian theo mọi hướng nên không có hình dạng và thể tích xác định.
- Dễ bị nén.
Vậy tính chất không phải của thể khí là: Khó bị nén.
Câu hỏi 18 :
Cho các hiện tượng thực tế sau:
(1) Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh thu được nước cất.
(2) Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu, thau, …
(3) Ở các bể nước nóng, hơi nước bốc lên khiến cho trên bề mặt bể nước có một lớp sương mỏng.
(4) Để tạo ra các bánh xà phòng có hình dạng khác nhau người ta đem đun nóng chảy xà phòng rồi đổ vào khuôn có hình dạng tương ứng và để nguội.
Số hiện tượng xảy ra sự đông đặc là
- A 1.
- B 2.
- C 3.
- D 4.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang rắn.
Lời giải chi tiết:
Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang rắn.
Vậy các quá trình xảy ra sự đông đặc là: (2), (4) ⟹ 2 hiện tượng.
Câu hỏi 19 :
Cho các quá trình sau:
(a) Than (chứa carbon) cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide.
(b) Vàng lỏng được đổ vào khuôn thu được vàng thỏi.
(c) Trong quá trình hình thành thạch nhũ, calcium bicarbonate chuyển dần thành calcium carbonate ở thể rắn, khí carbon dioxide và nước.
(d) Trên các miền núi cao, vào sáng sớm thường xuất hiện sương mù.
Số quá trình thể hiện tính chất hóa học là
- A 1.
- B 2.
- C 3.
- D 4.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa về tính chất vật lí và tính chất hóa học.
Lời giải chi tiết:
(a) là quá trình hóa học, do có sinh ra chất mới là carbon dioxide.
(b) là quá trình vật lí, vì chỉ có sự chuyển tử thể lỏng sang thể rắn.
(c) là quá trình hóa học, do sinh ra chất mới là calcium carbonate, khí carbon dioxide và nước.
(d) là quá trình vật lí (hiện tượng ngưng tụ hơi nước tạo thành sương mù).
Vậy có 2 quá trình thể hiện tính chất hóa học.
Câu hỏi 20 :
Oxygen có tính chất nào sau đây?
- A Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.
- B Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
- C Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
- D Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của oxygen.
Lời giải chi tiết:
Oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
Câu hỏi 21 :
Ba yếu tố cần thiết của sự cháy là
- A chất cháy, oxygen, nhiệt độ.
- B chất cháy, carbon dioxide, nhiệt độ.
- C chất không cháy, oxygen, nhiệt độ.
- D chất không cháy, carbon dioxide, nhiệt độ.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về sự cháy.
Lời giải chi tiết:
Ba yếu tố cần thiết của sự cháy là: chất cháy, oxygen, nhiệt độ.
Câu hỏi 22 :
Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí?
- A Đốt rơm rạ.
- B Bón phân tươi cho cây trồng.
- C Tưới nước cho cây trồng.
- D Phun thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về ô nhiễm không khí.
Lời giải chi tiết:
A: Đốt rơm sinh ra khói, bụi ⟹ gây ô nhiễm không khí.
B: Bón phân tươi cho cây trồng chứa khí gây mùi ⟹ gây ô nhiễm không khí.
C: Tưới nước cho cây trồng không gây ô nhiễm không khí.
D: Phun thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật sinh ra các khí độc hại ⟹ gây ô nhiễm không khí.
Câu hỏi 23 :
Cho câu sau: "Gỗ vừa là … để làm đồ thủ công, vừa là … sản xuất giấy, vừa là … để đun nấu."
Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu trên lần lượt là
- A vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu.
- B nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu.
- C nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu.
- D nhiên liệu, vật liệu, nguyên liệu.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào các khái niệm về vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu đã học.
Lời giải chi tiết:
- Khi làm đồ thủ công ta chỉ cần tạo hình cho gỗ, không cần thêm các chất khác vào gỗ ⟹ Gỗ là vật liệu.
- Khi sản xuất giấy ta cần thêm chất phụ gia vào giấy ⟹ Gỗ là nguyên liệu.
- Khi đun nấu ta dùng gỗ để đốt cháy ⟹ Gỗ là nhiên liệu.
Câu hỏi 24 :
Cho các hình ảnh bên, các nhiên liệu được sử dụng trong các hình ảnh lần lượt là
- A Gas, ethanol, dầu hỏa, than củi.
- B Gas, dầu hỏa, ethanol, than đá.
- C Gas, ethanol, dầu hỏa, than đá.
- D Gas, dầu hỏa, ethanol, than củi.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về nhiên liệu.
Lời giải chi tiết:
1 - gas
2 - dầu hỏa
3 - ethanol
4 - than củi.
Câu hỏi 25 :
Cho thông tin trong bảng sau:
Các chất dinh dưỡng ở cột 1 tương ứng với vai trò ở cột 2 là
- A a - 1, b - 2, c - 3, d - 4, e - 5.
- B a - 2, b - 1, c - 5, d - 3, e - 4.
- C a - 2, b - 3, c - 5, d - 1, e - 4.
- D a - 1, b - 3, c - 2, d - 4, e - 5.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào vai trò của các nhóm dinh dưỡng tới cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: a - 2, b - 1, c - 5, d - 3, e - 4.
Câu hỏi 26 :
Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật?
- A Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá
- B Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng
- C Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang
- D Sự vươn cao của thân cây tre
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng do thay đổi hàm lượng nước trong tế bào, không phải sự lớn lên và phân chia của tế bào.
Câu hỏi 27 :
Tế bào nào sau đây có kích thước nhỏ nhất
- A Tế bào hồng cầu
- B Tế bào vi khuẩn
- C Tế bào trứng
- D Tế bào lông hút
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất.
Câu hỏi 28 :
Nơi nào sau đây có chứa chất diệp lục
- A Nhân tế bào
- B Tế bào chất
- C Thành tế bào
- D Lục lạp
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ở tế bào thực vật, trong lục lạp có nhiều chất diệp lục. Chất diệp lục tham gia vào quá trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ.
Câu hỏi 29 :
Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?
- A Hạt diệp lục.
- B Nhân tế bào.
- C Không bào.
- D Thức ăn.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của trùng roi xanh.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh trên là hình ảnh của trùng roi xanh, trong tế bào của trùng roi có các hạt diệp lục (có màu xanh).
Câu hỏi 30 :
Quan sát hình dưới đây và cho biết cơ quan nào không thuộc hệ tiêu hóa?
|
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người.
Lời giải chi tiết:
(1) – khí quản
(2) – gan
(3) – dạ dày
(4) – ruột già.
Vậy khí quản không thuộc hệ tiêu hóa.
Câu hỏi 31 :
Ở người, cơ thể có thể lấy vào khí oxygen và thải ra khi carbon dioxide nhờ hoạt động của
- A Hệ tuần hoàn
- B Hệ thần kinh
- C Hệ hô hấp
- D Hệ tiêu hóa
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào chức năng của các hệ cơ quan của người.
Lời giải chi tiết:
Hệ tuần hoàn: Vận chuyển các chất đi khắp cơ thể.
Hệ thần kinh: tham gia điều khiển hoạt động của các hệ cơ quan.
Hệ hô hấp: giúp cơ thể trao đổi khí với môi trường, lấy vào oxygen và thải caron dioxide.
Hệ tiêu hóa: Phân giải các chất hữu cơ trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thẻ có thể hấp thụ.
Câu hỏi 32 :
Cách đặt lamen đúng là
- A Thả nhẹ lamen theo hướng vuông góc với lam kính.
- B Đặt 1 cạnh lamen vào giọt nước sau đó thả nhẹ xuống.
- C Đặt 1 cạnh lamen vào giọt nước sau đó hạ dần lamen xuống.
- D Sau khi đặt lamen sẽ có bọt khí.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Cách đặt lamen đúng là đặt 1 cạnh lamen vào giọt nước sau đó hạ dần lamen xuống.
Câu hỏi 33 :
Trong các cấp độ tổ chức cơ thể dưới đây, cấp độ tổ chức nào là lớn nhất?
- A Tế bào.
- B Cơ quan.
- C Hệ cơ quan.
- D Mô.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào các cấp tổ chức cơ thể đa bào.
Lời giải chi tiết:
Tế bào là đơn vị cơ sở, nhiều tế bào tạo nên mô, nhiều mô tạo cơ quan, nhiều cơ quan tạo thành hệ cơ quan.
Vậy hệ cơ quan là cấp độ tổ chức lớn nhất.
Câu hỏi 34 :
Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
- A Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
- B Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
- C Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài.
- D Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào đơn vị phân loại thế giới sống.
Lời giải chi tiết:
Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
VD: Con người trong hệ thống phân loại
Câu hỏi 35 :
Nhiệt độ ủ ấm sữa chua phù hợp là
- A 50 – 60oC
- B 30 – 45oC
- C 20 – 30oC
- D 45 – 60oC
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nhiệt độ ủ ấm sữa chua phù hợp là 30 – 45oC.
Câu hỏi 36 :
Giới động vật gồm những sinh vật
- A đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
- B đa bào, một số đơn bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
- C đa bào, nhân thực, dị dưỡng, một số không có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
- D đa bào, một số tập đoàn đơn bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của giới Động vật.
Lời giải chi tiết:
Giới động vật bao gồm các sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
Câu hỏi 37 :
Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn E.coli được xếp vào
- A Giới khởi sinh
- B Giới nguyên sinh
- C Giới thực vật
- D Giới nấm
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của các giới sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Vi khuẩn chưa có màng nhân, thuộc nhóm sinh vật nhân sơ Xếp vào giới khởi sinh
Câu hỏi 38 :
Tại sao nói vi khuẩn có ích?
1. Phân giải xác động thực vật thành chất mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng
2. Phân – hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ tạo ra các hợp chất đơn giản chứa cácbon, rồi thành than đá hoặc dầu lửa
3. Một số vi khuẩn cố định đạm, bổ sung nguồn đạm cho đất
4. Một số vi khuẩn lên men, được sử dụng đề muối dưa, muối cà, làm dấm...
5. Vi khuẩn có vai trò trong công nghệ sinh học, làm sạch nước thải, làm sạch môi trường
6. Vi khuẩn còn có vai trò làm sạch không khí, nhất là ở thành phố
- A 1.2, 3, 4, 5
- B 2, 3,4, 5, 6
- C 1,3,4, 5, 6
- D 1,2, 3,5, 6.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào vai trò của vi khuẩn đối với tự nhiên và con người.
Lời giải chi tiết:
Vi khuẩn có ích vì:
1. Phân giải xác động thực vật thành chất mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng
2. Phân – hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ tạo ra các hợp chất đơn giản chứa carbon, rồi thành than đá hoặc dầu lửa
3. Một số vi khuẩn cố định đạm, bổ sung nguồn đạm cho đất
4. Một số vi khuẩn lên men, được sử dụng đề muối dưa, muối cà, làm dấm...
5. Vi khuẩn có vai trò trong công nghệ sinh học, làm sạch nước thải, làm sạch môi trường
Câu hỏi 39 :
Bộ Y tế khuyến cáo “5K” chung sống an toàn với dịch bệnh do virus Corona là gì?
- A Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.
- B Khẩu trang, khử virus, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.
- C Khẩu trang, khử khuẩn, khí hậu, không tụ tập, khai báo y tế.
- D Khí sạch, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Bộ Y tế khuyến cáo “5K” chung sống an toàn với dịch bệnh do virus Corona gồm:
Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.
Câu hỏi 40 :
Loài trung gian truyền bệnh kiết lị là
- A Chuột
- B Ruồi
- C Muỗi
- D Gà
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm gây bệnh của trùng kiết lị.
Lời giải chi tiết:
Loài trung gian truyền bệnh kiết lị là ruồi, nhặng. Chúng đậu vào thức ăn → người ăn phải sẽ nhiễm trùng kiết lị → bị bệnh.