Câu hỏi 1 :
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác?
- A Cốc nước để trong không khí, một thời gian sau nước trong cốc cạn dần.
- B Ở cùng điều kiện nhiệt độ, dung dịch cồn bay hơi nhiều hơn nước.
- C Đun sôi nước, hơi nước bay lên làm nước trong ấm cạn dần.
- D Khối gỗ được đặt nằm yên trên bàn.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết sự truyền năng lượng và sự bay hơi của nước.
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác là hơi nước bay lên khi đun sôi.
Câu hỏi 2 :
Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng
- A nhiệt năng.
- B hóa năng.
- C thế năng hấp dẫn.
- D thế năng đàn hồi.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Hóa năng sinh ra do phản ứng hóa học của các hóa chất.
Lời giải chi tiết:
Khi nhiên liệu bị đốt cháy, phản ứng hóa học xảy ra làm sản sinh nhiệt năng.
→ nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng.
Câu hỏi 3 :
Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
- A Năng lượng ánh sáng.
- B Năng lượng âm thanh.
- C Năng lượng hóa học.
- D Năng lượng nhiệt.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Cốc nước nóng, hòn than đang cháy, ... có năng lượng dưới dạng nhiệt năng. Một vật có nhiệt độ càng cao thì có năng lượng nhiệt càng lớn.
Lời giải chi tiết:
Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước là năng lượng nhiệt.
Câu hỏi 4 :
Từ mặt đất, hai quả bóng giống hệt nhau là C và D được đưa lên cao. Quả bóng C được đưa lên độ cao 2 m, quả bóng D được đưa lên độ cao 1,5 m. Em hãy cho biết quả bóng nào có thế năng hấp dẫn lớn hơn?
- A Quả bóng C.
- B Quả bóng D.
- C Hai quả bóng có thể năng hấp dẫn bằng nhau.
- D Không đủ dữ kiện để kết luận.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Thế năng hấp dẫn có được do vật ở trên cao so với mặt đất.
Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao có thế năng hấp dẫn càng lớn.
Lời giải chi tiết:
Hai quả bóng có cùng khối lượng, quả bóng có độ cao lớn hơn có thế năng hấp dẫn lớn hơn
→ quả bóng C có thế năng hấp dẫn lớn hơn.
Câu hỏi 5 :
Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?
- A Quạt điện.
- B Bàn là điện.
- C Máy khoan.
- D Máy bơm nước.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết sự chuyển hóa năng lượng.
Lời giải chi tiết:
Thiết bị biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng là bàn là điện.
Câu hỏi 6 :
Thiết bị/ dụng cụ nào dưới đây biến đổi năng lượng âm thanh thành năng lượng điện?
- A Loa điện.
- B Micro.
- C Chuông điện.
- D Quạt điện.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết sự chuyển hóa năng lượng.
Lời giải chi tiết:
Thiết bị biến đổi năng lượng âm thanh thành năng lượng điện là micro.
Câu hỏi 7 :
Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động,
- A phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng.
- B phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành thế năng.
- C phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho quạt.
- D phần năng lượng hao hụt biến đổi thành dạng năng lượng khác.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết các dạng năng lượng.
Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Năng lượng hao phí thường được sinh ra dưới dạng nhiệt (đôi khi có cả âm thanh hoặc ánh sáng).
Lời giải chi tiết:
Khi quạt điện hoạt động, phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành động năng (năng lượng có ích), một phần điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng (năng lượng hao phí). → A, B sai, D đúng.
Do năng lượng được bảo toàn, tổng phần năng lượng có ích và năng lượng hao phí luôn bằng lượng điện năng cung cấp cho quạt. → C sai.
Câu hỏi 8 :
Khi máy tính hoạt động, ta thấy vỏ máy nóng lên.
a) Nhiệt tỏa ra trên vỏ máy là năng lượng có ích hay hao phí?
b) Nếu nhiệt độ của máy tăng quá cao thì điều này có lợi hay có hại?
- A a) năng lượng có ích; b) có hại.
- B a) năng lượng hao phí; b) có lợi.
- C a) năng lượng hao phí; b) có hại.
- D a) năng lượng có ích; b) có lợi.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Năng lượng hao phí thường được sinh ra dưới dạng nhiệt (đôi khi có cả âm thanh hoặc ánh sáng).
Lời giải chi tiết:
a) Khi máy tính hoạt động, nhiệt tỏa ra trên vỏ máy là năng lượng hao phí.
b) Nếu nhiệt độ của máy tăng quá cao, các chi tiết máy bị nóng lên có thể gây hỏng chi tiết, thậm chí dẫn tới cháy, nổ → điều này là có hại.
Câu hỏi 9 :
Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?
- A Năng lượng Mặt Trời.
- B Năng lượng của dầu mỏ.
- C Năng lượng của xăng.
- D Năng lượng của khí hoá lỏng.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
+ Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng ra năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.
+ Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.
Lời giải chi tiết:
Năng lượng Mặt Trời là năng lượng tái tạo.
Năng lượng của dầu mỏ, của xăng, của khí hóa lỏng là nhiên liệu.
Câu hỏi 10 :
Thiết bị được sử dụng đúng cách tiết kiệm năng lượng là:
- A Để đèn chiếu sáng phòng học khi đi ra phòng khách.
- B Quạt vẫn chạy nhưng người ngồi ở chỗ khác.
- C Ban ngày, không bật đèn mà mở các cửa để lấy ánh sáng tự nhiên.
- D Trời nóng, bật điều hòa ở nhiệt độ \({18^0}C\).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về tiết kiệm năng lượng.
Lời giải chi tiết:
Thiết bị được sử dụng đúng cách tiết kiệm năng lượng là: Ban ngày, không bật đèn mà mở các cửa để lấy ánh sáng tự nhiên.
Câu hỏi 11 :
Quan sát các hình ảnh sau:
Em hãy nối các vật thể ở cột A tương ứng với vật liệu ở cột B.
- A 1 - d; 2 - b; 3 - a; 4 - c.
- B 1 - b; 2 - d; 3 - a; 4 - c.
- C 1 - d; 2 - b; 3 - a; 4 - e.
- D 1 - b; 2 - d; 3 - a; 4 - e.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về các loại vật liệu.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 12 :
Khi dùng cát để sản xuất thủy tinh thì người ta sẽ gọi cát là
- A vật liệu.
- B nguyên liệu.
- C nhiên liệu.
- D phế liệu.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm đã học về nguyên liệu và vật liệu.
Lời giải chi tiết:
Khi sản xuất thủy tinh người ta cần thêm các chất khác vào cát
⟹ Cát là vật liệu thô
⟹ Cát là nguyên liệu.
Câu hỏi 13 :
Cho các hình ảnh sau:
Các nhiên liệu được sử dụng trong các hình ảnh lần lượt là
- A Gas, ethanol, dầu hỏa, than củi.
- B Gas, dầu hỏa, ethanol, than đá.
- C Gas, ethanol, dầu hỏa, than đá.
- D Gas, dầu hỏa, ethanol, than củi.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về nhiên liệu.
Lời giải chi tiết:
1 - gas
2 - dầu hỏa
3 - ethanol
4 - than củi.
Câu hỏi 14 :
Cho thông tin trong bảng sau:
Các chất dinh dưỡng ở cột 1 tương ứng với vai trò ở cột 2 là
- A a - 1, b - 2, c - 3, d - 4, e - 5.
- B a - 2, b - 1, c - 5, d - 3, e - 4.
- C a - 2, b - 3, c - 5, d - 1, e - 4.
- D a - 1, b - 3, c - 2, d - 4, e - 5.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào vai trò của các nhóm dinh dưỡng tới cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: a - 2, b - 1, c - 5, d - 3, e - 4.
Câu hỏi 15 :
Khi hòa tan đường vào nước: Đường là … (1), nước là … (2).
Từ thích hợp điền vào (1) và (2) lần lượt là
- A chất tan, dung môi.
- B dung môi, chất tan.
- C chất tan, dung dịch.
- D dung dịch, dung môi.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về dung môi, chất tan, dung dịch.
Lời giải chi tiết:
Chất tan: Đường
Dung môi: Nước
Dung dịch: Nước đường
Câu hỏi 16 :
Lần lượt cho 4 chất rắn vào 4 cốc nước, khuấy đều. Kết quả thu được ở 4 cốc như sau:
Cốc chứa huyền phù là
- A (2).
- B (4).
- C (3).
- D (1).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa về huyền phù.
Lời giải chi tiết:
Huyền phù là hỗn hợp không đồng nhất giữa chất rắn và chất lỏng, trong đó chất rắn phân tán lơ lửng vào chất lỏng.
⟹ Cốc (1) chứa huyền phù.
Câu hỏi 17 :
Đồ thị sau biểu diễn sự phụ thuộc độ tan (kí hiệu là S (g)/100 (g) nước) của các chất X, Y, Z, T theo nhiệt độ.
Chất có độ tan tăng theo nhiệt độ là
- A X, Y, Z.
- B Y, Z, T.
- C X, Z, T.
- D X, Y, T.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào kĩ năng đọc đồ thị.
Lời giải chi tiết:
Độ tan tăng theo nhiệt độ ⟹ Đồ thị đi lên ⟹ Chất X, Z, T.
Câu hỏi 18 :
Với các khu vực bị ô nhiễm bụi mịn ta nên sử dụng khẩu trang. Việc làm này dựa trên phương pháp nào dưới đây?
- A Chiết.
- B Lọc.
- C Cô cạn.
- D Gạn.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Lời giải chi tiết:
Sử dụng khẩu trang giúp ta lọc được các hạt bụi mịn ra khỏi không khí ta hít vào.
⟹ Sử dụng phương pháp lọc.
Câu hỏi 19 :
Quá trình khai thác dầu mỏ dưới đáy biển thường thu được hỗn hợp dầu mỏ và nước biển. Người ta dùng phương pháp nào dưới đây để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp?
- A Chiết.
- B Lọc.
- C Cô cạn.
- D Gạn.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Lời giải chi tiết:
Dầu mỏ là chất lỏng, không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp chiết tương tự như tách dầu ăn và nước.
Câu hỏi 20 :
Vào dịp tết, mẹ bạn An làm mứt dừa cho cả nhà ăn. Khi cả nhà thưởng thức, bố An thấy mứt ngọt quá nên không muốn ăn vì bố bạn đang trong chế độ kiêng đường. Bạn An rất muốn tách bớt đường ra khỏi mứt dừa đã làm để bố có thể ăn được. Theo em, có cách nào để tách bớt đường từ mứt dừa đã làm không?
- A Cho mứt vào nước để hoà tan bớt đường. Sau đó vớt mứt ra và rang khô lại.
- B Cho mứt vào nước để hòa tan bớt đường. Sau đó lấy giấy lau khô miếng mứt.
- C Cho mứt vào ngăn đá tủ lạnh. Làm mứt lạnh sẽ bớt ngọt hơn.
- D Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cách để tách bớt đường từ mứt dừa đã làm:
- Ban đầu cho mứt vào nước để hòa tan bớt đường.
- Sau đó vớt mứt ra và rang khô lại.
Câu hỏi 21 :
Đâu không phải là thành phần bắt buộc của tế bào vi khuẩn
- A Màng sinh chất
- B Tế bào chất
- C Lông
- D Vùng nhân
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vi khuẩn là những cơ thể đơn bào, nhân sơ, gồm các thành phần chính:
+ Màng tế bào
+ Tế bào chất
+ Vùng nhân
- Ngoài ra còn có:
+ Thành tế bào (có ở hầu hết các vi khuẩn) + Roi
+ Lông
Lời giải chi tiết:
Lông không phải là thành phần bắt buộc của tế bào.
Câu hỏi 22 :
Sinh vật nào dưới đây không phải nguyên sinh vật?
- A Trùng biến hình.
- B Rêu.
- C Trùng tiết lộ.
- D Trùng sốt rét.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Nhận biết Nguyên sinh vật dựa vào đặc điểm: Đa số đơn bào, nhân thực.
Lời giải chi tiết:
Trong các sinh vật trên thì rêu là thực vật, không phải nguyên sinh vật.
Câu hỏi 23 :
Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật Hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác?
- A Sinh sản bằng hạt
- B Có hoa và quả
- C Thân có mạch dẫn
- D Sống chủ yếu ở cạn
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của cây Hạt kín: Có rễ, thân, lá, mạch dẫn; có hạt, có hoa.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật Hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác: Có hoa và quả
Câu hỏi 24 :
Đặc điểm nào dưới đây không có ở các loài nguyên sinh vật?
- A Kích thước hiển vi.
- B Di chuyển bằng chân giả, lông hoặc roi bơi.
- C Cơ thể có cấu tạo từ nhiều tế bào.
- D Cơ thể có cấu tạo từ một tế bào.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Nhận biết Nguyên sinh vật dựa vào đặc điểm: đơn bào, nhân thực.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm C: Cơ thể có cấu tạo từ nhiều tế bào không phải là của nguyên sinh vật.
Câu hỏi 25 :
Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
- A Gây bệnh nấm da ở động vật.
- B Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
- C Gây bệnh viêm gan B ở người.
- D Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Nhận biết tác hại nấm gây ra.
Lời giải chi tiết:
Trong các tác hại trên thì: Gây bệnh viêm gan B ở người không phải tác hại của nấm. Bệnh viêm gan B do virus gây ra.
Câu hỏi 26 :
Đặc điểm đặc trưng của Dương xỉ là:
- A Sinh sản bằng hạt
- B Chưa có rễ, thân, lá thật
- C Sinh sản bằng nón
- D Đã có rễ, thân, lá, có mạch dẫn
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của Dương xỉ:
+ Có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn.
+ Sinh sản bằng túi bào tử nằm ở mặt dưới lá
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm đặc trưng của Dương xỉ là: Đã có rễ, thân, lá, có mạch dẫn, chưa có hạt, chưa có hoa.
Câu hỏi 27 :
Để nấm phát triển tốt cần
- A Chiếu sáng trực tiếp, 12h/ngày.
- B Đưa ra nơi khô.
- C Tưới nước hằng ngày
- D Phun thuốc kích thích
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của nấm: Sống ở nơi ẩm ướt.
Lời giải chi tiết:
Để nấm phát triển tốt cần:
+ Đặt nơi thoáng mát, sạch sẽ, không có ánh nắng chiếu trực tiếp.
+ Tưới nước hằng ngày.
Câu hỏi 28 :
Cho các đặc điểm sau:
1. Chưa có hoa
2. Rễ là rễ giả, chưa chính thức
3. Kích thước lớn
4. Không có khả năng quang hợp
5. Thân và lá chưa có mạch dẫn
Những điểm khác của rêu so với cây có hoa là:
- A 1; 3; 4
- B 1; 2; 5
- C 2; 3; 5
- D 2; 4; 5
Đáp án: B
Phương pháp giải:
So sánh đặc điểm của ngành Rêu và ngành Hạt kín:
Rêu: Chưa có mạch dẫn, chưa có hạt, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử.
Hạt kín: Có mạch dẫn, có hạt, có hoa, sinh sản bằng hoa.
Lời giải chi tiết:
Những đặc điểm khác của rêu so với cây có hoa:
+ Cây rêu chưa có hoa, cơ quan sinh sản là bào tử và túi bào tử
+ Rễ là rễ giả, chưa chính thức
+ Đã có thân và lá nhưng chưa có mạch dẫn.
Trong những đặc điểm trên, điểm khác của cây rêu so với cây có hoa là: 1; 2; 5
Câu hỏi 29 :
Ưu điểm của thuốc trừ sâu được sản xuất từ virus so với thuốc trừ sâu hóa học là
- A Tiêu diệt được nhiều sâu hơn
- B Không gây hại cho sức khỏe môi trường, con người và sinh vật khác
- C Ngăn chặn sâu phát triển lâu dài
- D Chỉ cần phun 1 lần
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của virus trong sản xuất thuốc trừ sâu.
Lời giải chi tiết:
Ưu điểm của thuốc trừ sâu được sản xuất từ virus so với thuốc trừ sâu hóa học là không gây hại cho sức khỏe môi trường, con người và sinh vật khác.
Câu hỏi 30 :
Trong các cây sau: na, cúc, cam, rau bợ, khoai tây. Có bao nhiêu cây được xếp vào nhóm thực vật không có hoa?
- A 1.
- B 2.
- C 3.
- D 4.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phân loại thực vật vào các ngành.
Lời giải chi tiết:
Các cây: na, cúc, cam, khoai tây là các thực vật có hoa.
Rau bợ thuộc ngành Dương xỉ không có hạt, không có hoa.