Câu hỏi 1 :

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn:

  • A Có khi tăng, có khi giảm khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng.
  • B Giảm khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng
  • C Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt và hai đầu dây dẫn.
  • D Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức định luật Ôm \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có hệ thức định luật Ôm là: \(I = \frac{U}{R}\)

Vậy cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt và hai đầu dây dẫn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trong các biểu thức dưới đây biểu thức của định luật Ôm là

  • A \(I = \frac{R}{U}\)   
  • B R = U.I  
  • C \(I = \frac{U}{R}\)  
  • D \(U = \frac{I}{R}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Công thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết:

Công thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Một bóng đèn khi thắp sáng có điện trở 15Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,3A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là bao nhiêu?

  • A 45 V   
  • B 4,5 V   
  • C 50 V   
  • D 0,02 V

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Hệ thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R} \Rightarrow U = I.R\)

Lời giải chi tiết:

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn là:

\(U = I.R = 0,3.15 = 4,5{\rm{ }}V\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Số Vôn và số Oat ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng cho ta biết

  • A Hiệu điện thế định mức và công suất tiêu thụ khi nó hoạt động bình thường.
  • B Hiệu điện thế đặt vào thiết bị và công suất tiêu thụ của nó
  • C Hiệu điện thế và công suất để thiết bị hoạt động
  • D Số vôn và số Oát ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Số Vôn và số Oat ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng cho ta biết hiệu điện thế định mức và công suất tiêu thụ khi nó hoạt động bình thường.

Lời giải chi tiết:

Số Vôn và số Oat ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng cho ta biết hiệu điện thế định mức và công suất tiêu thụ khi nó hoạt động bình thường.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Công của dòng điện không tính theo công thức nào?

  • A A = U.I.t   
  • B \(A = \frac{{{U^2}}}{R}.t\)   
  • C A = I2.R.t   
  • D A = I.R.t

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Công thức tính công của dòng điện: \(A = P.t = U.I.t = {I^2}Rt = \frac{{{U^2}}}{R}.t\)

Lời giải chi tiết:

Công thức tính công của dòng điện: \(A = P.t = U.I.t = {I^2}Rt = \frac{{{U^2}}}{R}.t\)

→ Công của dòng điện không tính theo công thức: A = I.R.t

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Khi mắc một bếp điện vào mạch điện có hiệu điện thế 220 V thì cường độ dòng điện qua bếp là 4A. Hỏi trong thời gian 30 phút nhiệt lượng tỏa ra trên bếp là bao nhiêu?

  • A 1584 kJ  
  • B 26400 J   
  • C 264000 J   
  • D 54450 kJ

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức: \(Q = U.I.t = {I^2}Rt = \frac{{{U^2}}}{R}.t\)

Lời giải chi tiết:

Nhiệt lượng toả ra trên bếp:

\(Q = U.I.t = 220.4.30.60 = 1584000{\rm{ }}J = 1584{\rm{ }}kJ\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ:

  • A Chiều của đường sức từ   
  • B Chiều của dòng điện
  • C Chiều của lực điện từ
  • D Chiều của cực Nam – Bắc địa lý

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Lời giải chi tiết:

Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Theo quy tắc bàn tay trái: Chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều dòng điện.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Các đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua có chiều:

  • A từ cực Nam đến cực Bắc ở ngoài ống dây
  • B từ cực Bắc đến cực Nam ở trong ống dây
  • C từ cực Bắc đến cực Nam ở ngoài ống dây
  • D từ cực Nam đến cực Bắc địa lý

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Các đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua có chiều từ cực Bắc đến cực Nam ở ngoài ống dây.

Lời giải chi tiết:

Các đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua có chiều từ cực Bắc đến cực Nam ở ngoài ống dây.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đĩa CD có tác dụng gì?

  • A Khúc xạ ánh sáng   
  • B Phân tích ánh sáng
  • C Nhuộm màu ánh sáng   
  • D Tổng hợp ánh sáng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đĩa CD có tác dụng phân tích chùm ánh sáng. Khi chiếu ánh sáng trắng vào bề mặt đĩa CD ta quan sát thấy các vân màu cầu vồng

Lời giải chi tiết:

Khi chiếu ánh sáng trắng vào bề mặt đĩa CD ta quan sát thấy các vân màu như màu cầu vồng, nên đĩa CD có tác dụng phân tích chùm ánh sáng chiếu tới.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Vật sáng đặt trước thấu kính phân kì:

  • A Cho ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật
  • B Cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật
  • C Cho ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật
  • D Cho ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Khi đặt vật sáng trước thấu kính phân kì, thì ta luôn thu được ảnh ảo, nhỏ hơn vật, cùng chiều vật.

Lời giải chi tiết:

Khi đặt vật sáng trước thấu kính phân kì, thì ta luôn thu được ảnh ảo, nhỏ hơn vật, cùng chiều vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nội dung của Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là:

  • A Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà có thể biến đổi từ vật này sang vật khác
  • B Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể truyền từ vật này sang vật khác
  • C Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
  • D Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

Lời giải chi tiết:

Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải bao gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?

  • A Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối 2 cực của nam châm.
  • B Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.
  • C Cuộn dây dẫn và nam châm.D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một bộ phận đứng yên, một bộ phận quay. Hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

Lời giải chi tiết:

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một bộ phận đứng yên, một bộ phận quay.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Ảnh trên phim của máy ảnh có tính chất là:

  • A Ảnh ảo, lớn hơn vật
  • B Ảnh ảo, nhỏ hơn vật
  • C Ảnh thật, nhỏ hơn vật
  • D Ảnh thật, lớn hơn vật

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Máy ảnh là dụng cụ dùng để thu ảnh của vật mà ta muốn chụp lên phim. Vật kính trong máy ảnh là một TKHT, ảnh thu được trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật

Lời giải chi tiết:

Vật kính trong máy ảnh là một TKHT, ảnh thu được trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?

  • A Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng                     
  • B Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ lạnh                      
  • C Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động
  • D Phơi quần áo ngoài sân khi trời nắng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Ánh sáng mặt trời có nhiều tác dụng: tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng sinh lý, tác dụng hóa học…

Khi phơi quần áo ngoài trời nắng, ta sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng làm nước bốc hơi nhanh chóng để quần áo khô. Còn các việc như kê bàn học cạnh cửa sổ, phơi tấm pin mặt trời dưới nắng là sử dụng tác dụng quang của ánh sáng, đưa chậu cây ra nắng là sử dụng tác dụng sinh lý của ánh sáng.

Lời giải chi tiết:

Ánh sáng mặt trời có nhiều tác dụng: tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng sinh lý, tác dụng hóa học…

Khi phơi quần áo ngoài trời nắng, ta sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng làm nước bốc hơi nhanh chóng để quần áo khô.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Trên vành của một kính có ghi 5X. Thấu kính dùng để làm kính lúp trên có đặc điểm:

  • A Là thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm
  • B Là thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10cm
  • C Là thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm
  • D Là thấu kính phân kỳ có tiêu cự 5cm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Kính lúp được làm từ một TKHT có tiêu cự nhỏ.

Sử dụng công thức: \(G = \frac{{25}}{f} \Rightarrow f = \frac{{25}}{G}\) trong đó G là số bội giác

Ở đây trên kính có ghi 5X tức là số bội giác của kính là 5.

Lời giải chi tiết:

Trên kính có ghi 5X tức là số bội giác của kính là 5.

Sử dụng công thức: \(G = \frac{{25}}{f} \Rightarrow f = \frac{{25}}{G} = \frac{{25}}{5} = 5cm\)

Kính lúp này là một TKHT có tiêu cự f = 5cm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Đặc điểm và cách khắc phục tật mắt lão là:

  • A Nhìn rõ những vật ở xa và không nhìn rõ những vật ở gần, cần đeo TKHT
  • B Nhìn rõ những vật ở xa và không nhìn rõ những vật ở gần, cần đeo TKPK
  • C Nhìn rõ những vật ở gần và không nhìn rõ những vật ở xa, cần đeo TKPK
  • D Nhìn rõ những vật ở gần và không nhìn rõ những vật ở xa, cần đeo TKHT

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Mắt lão là mắt bị lão hóa do tuổi tác, về già, thủy tinh thể không còn độ đàn hồi như khi còn trẻ nữa (không phồng lên, xẹp xuống tốt nữa), nên mắt lão có đặc điểm là nhìn được xa, nhưng các vật gần mắt thì không nhìn rõ.

Cần đeo 1 kính có tác dụng tạo ra ảnh ảo xa mắt hơn, to hơn vật thật, thấu kính làm được điều đó là thấu kính hội tụ.

Lời giải chi tiết:

Mắt lão có đặc điểm là nhìn được xa, nhưng các vật gần mắt thì không nhìn rõ.

Để khắc phục tật lão thị cần đeo 1 kính có tác dụng tạo ra ảnh ảo xa mắt hơn và to hơn vật thật, kính lão chính là một thấu kính hội tụ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành

  • A Chùm tia phản xạ.                                           
  • B Chùm tia ló hội tụ.
  • C Chùm tia ló phân kỳ.                                       
  • D Chùm tia ló song song khác

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Thấu kính hội tụ biến đổi chùm tia sáng song song thành chùm tia hội tụ. Điểm hội tụ là tiêu điểm ảnh.

Lời giải chi tiết:

Thấu kính hội tụ biến đổi chùm tia sáng song song thành chùm tia hội tụ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối

  • A Hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng.   
  • B Hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
  • C Tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng.   
  • D Tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Màu sắc có ảnh hưởng đến việc hấp thụ hoặc phản xạ ánh sáng. Các vật màu tối hấp thụ nhiều ánh sáng, còn các vật màu trắng phản xạ ánh sáng tốt.

Lời giải chi tiết:

Các vật màu tối hấp thụ nhiều ánh sáng, còn các vật màu trắng phản xạ ánh sáng tốt.

Vào mùa hè, không nên mặc quần áo tối màu đi dưới nắng, nó sẽ hấp thu nhiều ánh sáng và gây nóng hơn. Nên mặc quần áo sáng màu.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường

  • A Bị hắt trở lại môi trường cũ.
  • B Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
  • C Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
  • D Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng: Là hiện tượng mà ánh sáng đi qua hai môi trường trong suốt, bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường thứ 2.

Lời giải chi tiết:

Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng mà ánh sáng đi qua hai môi trường trong suốt, bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường thứ 2.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Khi truyền tải điện năng đi xa, để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện người ta thường dùng cách

  • A Tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện.
  • B Giảm điện trở của dây dẫn.                                      
  • C Giảm công suất của nguồn điện.    
  • D Tăng tiết diện của dây dẫn.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính công suất hao phí trên đường dây \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}}}{{{U^2}}}.R\)

Lời giải chi tiết:

Công thức tính công suất hao phí trên đường dây là: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}}}{{{U^2}}}.R\)

Với một công suất phát P không đổi thì có 2 cách giảm hao phí:

+ C1: Giảm R: Nếu R giảm 10 lần thì Php giảm 10 lần

+ C2: Tăng U: Nếu U tăng 10 lần thì Php giảm 100 lần.

Nên người ta thường dùng cách thứ 2: tăng hiệu điện thế hai đầu đường dây

Đáp án - Lời giải