Câu hỏi 1 :
Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào
- A hình dạng và kích thước hai bản tụ
- B khoảng cách giữa hai bản tụ
- C bản chất của hai bản tụ điện
- D điện môi giữa hai bản tụ điện
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về điện dung của tụ điện và biểu thức xác định điện dung của tụ điện: \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi d}}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
Điện dung của tụ điện: \(C = \frac{{\varepsilon S}}{{{{9.10}^9}.4\pi d}}\)
→ Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào:
+ Khoảng cách giữa hai bản tụ điện (d)
+ Diện đối diện giữa hai bản tụ (S)
+ Điện môi giữa hai bản tụ \(\left( {\varepsilon {\rm{ \;}}} \right)\)
Mà không phụ thuộc vào bản chất của hai bản tụ điện
Câu hỏi 2 :
Nguồn \(E = 20V,r = 1\Omega \) nối với mạch ngoài gồm \({R_1} = 0,5\Omega \) và \({R_2}\) mắc song song. Tìm \({R_2}\) để công suất tiêu thụ trên \({R_2}\) đạt cực đại.
- A \(\frac{1}{3}\Omega \)
- B \(\frac{2}{3}\Omega \)
- C \(\frac{3}{2}\Omega \)
- D \(\frac{1}{2}\Omega \)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính công suất: \(P = {I^2}R\)
Lời giải chi tiết:
Điện trở mạch ngoài là: \({R_N} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{0,5.{R_2}}}{{0,5 + {R_2}}}\)
Cường độ dòng điện trong mạch chính:
\(I = \frac{E}{{r + {R_N}}} = \frac{{20}}{{1 + \frac{{0,5{R_2}}}{{0,5 + {R_2}}}}} = \frac{{20\left( {0,5 + {R_2}} \right)}}{{0,5 + 1,5{R_2}}}\)
Hiệu điện thế mạch ngoài là:
\(U = E - Ir = 20 - \frac{{20\left( {0,5 + {R_2}} \right)}}{{0,5 + 1,5{R_2}}} = \frac{{10{R_2}}}{{0,5 + 1,5{R_2}}}\)
Công suất trên \({R_2}\) là:
\(P = \frac{{U_2^2}}{{{R_2}}} = {\left( {\frac{{10{R_2}}}{{0,5 + 1,5{R_2}}}} \right)^2}.\frac{1}{{{R_2}}} = \frac{{100{R_2}}}{{0,{5^2} + 2.0,5.1,5{R_2} + 1,{5^2}R_2^2}}\)
Chia cả tử và mẫu cho \({R_2}\) ta được: \(P = \frac{{100}}{{\frac{{0,{5^2}}}{{{R_2}}} + 1,{5^2}{R_2} + 1,5}}\)
Để \({P_{\max }}\) thì mẫu \(\frac{{0,{5^2}}}{{{R_2}}} + 1,{5^2}{R_2} + 1,5\) min
Áp dụng bất dẳng thức Cô-si ta có:
\(\frac{{0,{5^2}}}{{{R_2}}} + 1,{5^2}{R_2} \ge 2.\sqrt {\frac{{0,{5^2}}}{{{R_2}}}.1,{5^2}{R_2}} {\rm{ \;}} = 1,5\)
Vậy \({P_{\max }}\) khi \(\frac{{0,{5^2}}}{{{R_2}}} = 1,{5^2}{R_2} \Rightarrow {R_2} = \frac{1}{3}{\mkern 1mu} \Omega \)
Câu hỏi 3 :
Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
- A không đổi.
- B tăng gấp đôi.
- C giảm một nửa
- D tăng gấp bốn.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Ta có điện thế không phụ thuộc vào điện tích thử q
Lời giải chi tiết:
Điện thế không phụ thuộc vào điện tích thử q
Khi độ lớn điện tích thử q tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó không thay đổi.
Câu hỏi 4 :
Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động là E, điện trở trong là r và mạch ngoài là biến trở R. Khi biến trở có giá trị \({R_1}\) hoặc \({R_2}\) thì công suất mạch ngoài là bằng nhau. Khi biến trở có giá trị \({R_0}\) thì công suất mạch ngoài là cực đại. Khi đó ta có:
- A \({R_0} = {r^2} = {R_1}.{R_2}\).
- B \({R_0} = r = {R_1}.{R_2}\).
- C \({R_0} = {r^2} = \sqrt {{R_1}.{R_2}} .\)
- D \({R_0} = r = \sqrt {{R_1}.{R_2}} \).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: \(P = {\left( {\frac{E}{{r + R}}} \right)^2}.R\)
Lời giải chi tiết:
Khi biến trở có giá trị \({R_1}\) thì: \({P_1} = {\left( {\frac{E}{{r + {R_1}}}} \right)^2}.{R_1}\)
Khi biến trở có giá trị \({R_2}\) thì: \({P_2} = {\left( {\frac{E}{{r + {R_2}}}} \right)^2}.{R_2}\)
Hai giá trị biến trở đều cho mạch có cùng công suất nên:
\(\begin{array}{l}{P_1} = {P_2} \Leftrightarrow {\left( {\frac{E}{{r + {R_1}}}} \right)^2}.{R_1} = {\left( {\frac{E}{{r + {R_2}}}} \right)^2}.{R_2}\\ \Rightarrow \frac{{{R_1}}}{{{{\left( {r + {R_1}} \right)}^2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{{\left( {r + {R_2}} \right)}^2}}} \Rightarrow \sqrt {{R_1}} \left( {r + {R_2}} \right) = \sqrt {{R_2}} \left( {r + {R_1}} \right) \Rightarrow r = \sqrt {{R_1}{R_2}} \end{array}\)
Khi biến trở có giá trị \({R_0}\) thì mạch ngoài có công suất lớn nhất:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{P = {I^2}R = \frac{{{E^2}.{R_0}}}{{{{\left( {{R_0} + r} \right)}^2}}} = \frac{{{E^2}}}{{2r + \frac{{{r^2}}}{R} + R}}}\\{{P_{\max }} \Leftrightarrow {{\left( {\frac{{{r^2}}}{{{R_0}}} + {R_0}} \right)}_{\max }} \Leftrightarrow {R_0} = r = \sqrt {{R_1}{R_2}} }\end{array}\)
Câu hỏi 5 :
Một nguồn điện có suất điện động 12V. Khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để mắc thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 1A. Tính công suất của nguồn điện trong thời gian 10 phút.
- A 12 W.
- B 10 W.
- C 120 W.
- D 7200 W.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Công suất tính công và công suất của nguồn điện: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{A = EIt}\\{P = EI}\end{array}} \right.\)
Lời giải chi tiết:
Công suất của nguồn điện là: \(P = EI = 12.1 = 12\left( {\rm{W}} \right)\)
Câu hỏi 6 :
Mối liên hệ giữa hiệu điện thế \({U_{MN}}\) và hiệu điện thế \({U_{NM}}\)
- A \({U_{MN}} = {U_{NM}}\)
- B \({U_{MN}} = {\rm{ \;}} - {U_{NM}}\)
- C \({U_{MN}} = \frac{1}{{{U_{NM}}}}\)
- D \({U_{MN}} = {\rm{ \;}} - \frac{1}{{{U_{NM}}}}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: \({U_{AB}} = {V_A} - {V_B}\)
Lời giải chi tiết:
Hiệu điện thế \({U_{MN}} = {V_M} - {V_N}\) (1)
Hiệu điện thế \({U_{NM}} = {V_N} - {V_M}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \({U_{MN}} = {\rm{ \;}} - {U_{NM}}\)
Câu hỏi 7 :
Người ta treo hai quả cầu nhỏ khối lượng bằng nhau m = 0,1g bằng hai sợi dây nhę có độ dài l = 1,5m như nhau. Cho chúng nhiễm điện bằng nhau thì chúng đẩy nhau và cân bằng khi mỗi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc \({15^0}\). Tính độ lớn điện tích tích cho mỗi quả cầu. Lấy \(g = 10m/{s^2}\)
- A \(178,{63.10^{ - 9}}{\rm{C}}\)
- B \(103,{5.10^{ - 5}}{\rm{C}}\)
- C \(89,{32.10^{ - 9}}{\rm{C}}\)
- D \(133,{97.10^{ - 9}}{\rm{C}}\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phân tích các lực tác dụng vào quả cầu.
Áp dụng công thức: \(\tan \alpha {\rm{ \;}} = \frac{{{F_d}}}{P} \Rightarrow {F_d}\)
Mà lực điện tương tác giữa 2 quả cầu: \(F = \frac{{k{q^2}}}{{{r^2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Đổi \({15^0} = \frac{\pi }{{12}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {rad} \right)\)
Các lực tác dụng vào quả cầu khi điện tích cân bằng:
\(\vec P{\rm{ \;}} + \overrightarrow {{F_d}} {\rm{ \;}} + \vec T{\rm{ \;}} = \vec 0\)
\(\tan \alpha {\rm{ \;}} = \frac{F}{P} = \frac{{\frac{{k.{q^2}}}{{{r^2}}}}}{{mg}} \Rightarrow {q^2} = \frac{{{r^2}mg\tan \alpha }}{k}\)
Ta có: \(\sin \alpha {\rm{ \;}} = \frac{r}{{2l}} \Rightarrow r = 2l.\sin \alpha {\rm{ \;}} = 2.1,5.\sin {15^0} \approx 0,7765\left( m \right)\)
Do vậy độ lớn của điện tích đã tích cho qua cầu là:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{\left| q \right| = \sqrt {\frac{{{r^2}mg.\tan \alpha }}{k}} {\rm{ \;}} = \sqrt {\frac{{0,{{7765}^2}.0,{{1.10}^{ - 3}}.10.\tan {{15}^0}}}{{{{9.10}^9}}}} }\\{ \Rightarrow \left| q \right| \approx 1,{{3397.10}^{ - 7}}{\mkern 1mu} \left( C \right) = 133,{{97.10}^{ - 9}}\left( C \right)}\end{array}\)
Câu hỏi 8 :
Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì
- A vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng.
- B khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng.
- C các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.
- D chất khí chuyển động thành dòng có hướng.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức dòng điện trong chất khí.
Lời giải chi tiết:
Khi đốt nóng chất khí, nó trở nên dẫn điện là do các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.
Câu hỏi 9 :
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: \(E = 12V\); \({R_1} = 5\Omega \); \({R_2} = 12\Omega \), bóng đèn Đ: 6V-3W. Bỏ qua điện trở các dây nối. Để đèn sáng bình thường thì điện trở trong r của nguồn có giá trị
- A \(1\Omega \).
- B \(2\Omega \).
- C \(5\Omega \).
- D \(5,7\Omega \).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Để đèn sáng bình thường thì \({U_d} = {U_{dm}}\) và \({I_d} = {I_{dm}}\)
Lời giải chi tiết:
Điện trở của đèn là: \({R_d} = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{6^2}}}{3} = 12\left( {\Omega {\rm{ \;}}} \right)\)
Cường độ dòng định mức của đèn là: \({I_{dm}} = \frac{P}{U} = \frac{3}{6} = 0,5\left( A \right)\)
Điện trở mạch ngoài là:
\({R_N} = \frac{{{R_2}.{R_d}}}{{{R_2} + {R_d}}} + {R_1} = \frac{{12.12}}{{12 + 12}} + 5 = 11\left( {\Omega {\rm{ \;}}} \right)\)
Cường độ dòng điện trong mạch là:
\(I = \frac{E}{{r + {R_N}}} = \frac{{12}}{{11 + r}} = {I_1} = {I_{2d}}\)
Hiệu điện thế hai đầu đèn:
\({U_{2d}} = {I_{2d}}.{R_{2d}} = \frac{{12}}{{11 + r}}.6 = \frac{{72}}{{11 + r}}\)
Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế hai đầu đèn bằng hiệu điện thế định mức
\( \Rightarrow \frac{{72}}{{11 + r}} = 6 \Rightarrow r = 1\Omega \)
Câu hỏi 10 :
Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim lọai là d = 0,05 (mm) sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là \(30c{m^2}\). Cho biết Niken có khối lượng riêng là \(\rho {\rm{ \;}} = 8,{9.10^3}kg/{m^3}\), nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:
- A \(I = 2,5{\mkern 1mu} \left( {{\rm{mA}}} \right)\).
- B \(I = 2,5\left( {\mu {\rm{A}}} \right)\).
- C \(I = 250{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( A \right)\).
- D \(I = 2,5\left( {\rm{A}} \right)\).
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: \(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It\) và \(m = \rho .V\)
Lời giải chi tiết:
Khối lượng của lớp Niken là:
\(m = \rho .V = \rho .S.h = 8,{9.10^3}{.30.10^{ - 4}}.0,{05.10^{ - 3}} = 1,{335.10^{ - 3}}{\mkern 1mu} \left( {kg} \right)\)
Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là:
\(I = \frac{{F.m.n}}{{A.t}} = \frac{{96500.1,{{335.10}^{ - 3}}.2}}{{58.30.60}} = 2,{46.10^{ - 3}}\left( A \right) \approx 2,5\left( {mA} \right)\)
Câu hỏi 11 :
Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho
- A Khả năng tích điện cho hai cực của nó.
- B Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.
- C Khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện.
- D Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng định nghĩa suất điện động của nguồn điện
Lời giải chi tiết:
Suất điện động E của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện dịch chuyển một điện tích q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích q đó.
Câu hỏi 12 :
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
- A các ion dương.
- B các electron.
- C các ion âm.
- D các nguyên tử.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng định nghĩa dòng điện trong kim loại.
Lời giải chi tiết:
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do ngược chiều điện trường.
Câu hỏi 13 :
Đơn vị của suất điện động là
- A Ampe (A)
- B Vôn (V)
- C Fara (F)
- D Vôn/mét (V/m)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng đơn vị của suất điện động.
Lời giải chi tiết:
Đơn vị của suất điện động là Vôn (V).
Câu hỏi 14 :
Một điện tích \(1\mu {\rm{C}}\) đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là
- A 9000V/m, hướng về phía nó.
- B 9000V/m, hướng ra xa nó.
- C \({9.10^9}V/m\), hướng về phía nó.
- D \({9.10^9}V/m\), hướng ra xa nó.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Điện tích điểm dương sinh ra điện trường có hướng ra xa điện tích, một điện tích điểm âm sinh ra điện trường hướng về phía điện tích
Áp dụng công thức: \(E = \frac{{kQ}}{{{r^2}}}\)
Lời giải chi tiết:
Vì q > 0 nên sinh ra điện trường hướng ra xa nó.
Cường độ điện trường \(E = \frac{{kQ}}{{{r^2}}} = \frac{{{{9.10}^9}{{.1.10}^{ - 6}}}}{{{1^2}}} = 9000{\mkern 1mu} \left( {V/m} \right)\)
Câu hỏi 15 :
Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để được bộ nguồn có
- A suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn
- B suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn
- C điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn
- D điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức ghép nguồn điện thành bộ.
Lời giải chi tiết:
Nếu có n nguồn ghép nối tiếp thì: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{E_b} = n.E > E}\\{{r_b} = nr > r}\end{array}} \right.\) (vì n nguyên dương và \(n > 1\))
Vậy việc ghép nối tiếp các nguồn điện để được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
Câu hỏi 16 :
Cho các phát biểu sau về thấu kính hội tụ:
(1) Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
(2) Thấu kính hội tụ có hình dạng bất kì.
(3) Thấu kính hội tụ còn gọi là thấu kính lồi.
(4) Thấu kính hội tụ có phần rìa và phần giữa bằng nhau.
Số phát biểu đúng là:
- A 1.
- B 2.
- C 3.
- D 4.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Thấu kính là một khối trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu
Thấu kính hội tụ (hay còn gọi là thấu kính lồi) có phần rìa mỏng hơn phần giữa
Lời giải chi tiết:
Thấu kính là một khối trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu → (2) sai
Thấu kính hội tụ (hay còn gọi là thấu kính lồi) có phần rìa mỏng hơn phần giữa → (1), (3) đúng, (4) sai
→ Số phát biểu đúng là 2
Câu hỏi 17 :
Suất điện động cảm ứng là suất điện động
- A được sinh bởi dòng điện cảm ứng.
- B sinh ra dòng điện trong mạch kín.
- C sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
- D được sinh bởi nguồn điện hóa học.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết suất điện động cảm ứng
Lời giải chi tiết:
Suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín là suất điện động cảm ứng
Câu hỏi 18 :
Ảnh A'B' của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là
- A ảnh thật, ngược chiều với vật.
- B ảnh thật, cùng chiều với vật.
- C ảnh ảo, cùng chiều với vật.
- D ảnh ảo, ngược chiều với vật.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh thật, ngược chiều với vật
Lời giải chi tiết:
Vật AB đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ là ảnh thật, ngược chiều với vật
Câu hỏi 19 :
Cho các phát biểu sau về các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
(1) Tia tới song song với trục chính cho tia ló qua tiêu điểm ảnh chính F.
(2) Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính cho tia ló truyền thẳng.
(3) Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính cho tia ló truyền thẳng.
(4) Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính F của thấu kính cho tia ló song song với trục chính.
Số phát biểu đúng là:
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ
Lời giải chi tiết:
Đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
- Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính F → (1) đúng
- Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính cho tia ló truyền thẳng → (2) đúng
- Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính cho tia ló song song với trục chính → (3) sai, (4) đúng
→ Số phát biểu đúng là 3
Câu hỏi 20 :
Thấu kính phân kì là loại thấu kính
- A có phần rìa dày hơn phần giữa.
- B phần rìa mỏng hơn phần giữa.
- C biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.
- D có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết thấu kính phân kì
Lời giải chi tiết:
Thấu kính phân kì được làm từ chất rắn trong suốt, có phần rìa dày hơn phần giữa, có tác dụng biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló phân kì
Câu hỏi 21 :
Ảnh A'B' của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là
- A ảnh ảo ngược chiều vật.
- B ảnh ảo cùng chiều vật.
- C ảnh thật cùng chiều vật.
- D ảnh thật ngược chiều vật
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Ảnh đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
Lời giải chi tiết:
Vật AB đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ, cho ảnh A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật
Câu hỏi 22 :
Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kì thu được ảnh A'B' là
- A ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
- B ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
- C ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
- D ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật
Lời giải chi tiết:
Vật sáng đặt trước thấu kính phân kì, luôn cho ảnh A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật
Câu hỏi 23 :
Tính chất cơ bản của từ trường là:
- A gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
- B gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
- C gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
- D gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết từ trường
Lời giải chi tiết:
Tính chất cơ bản của từ trường là nó gây ra lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong nó
Câu hỏi 24 :
Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?
- A phụ thuộc hình dạng dây dẫn.
- B phụ thuộc bản chất dây dẫn.
- C phụ thuộc môi trường xung quanh.
- D phụ thuộc độ lớn dòng điện.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết cảm ứng từ sinh ra bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài
Lời giải chi tiết:
Cảm ứng từ sinh ra bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không phụ thuộc vào bản chất dây dẫn
Câu hỏi 25 :
Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi
- A sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.
- B sự chuyển động của mạch với nam châm.
- C sự biến thiên từ trường Trái Đất.
- D sự chuyển động của nam châm với mạch.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết hiện tượng tự cảm
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm