Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa gì quan trọng?

A. Nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ.

B. Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.

C. Làm chậm quá trình bình định của Pháp.

D. Cổ vũ phong trào đấu tranh ở đồng bằng.

Câu 2. Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?

A. Đề Nắm.

B. Đề Thám.                   

C. Đề Sặt.

D.  Đề Nguyên.

Câu 3. Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện

A. Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh.

B. người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế.

C. Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội.

D. Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét-nay.

Câu 4. Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp?

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra.

B. Chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống.

C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình.

D. Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 2: (3 điểm) Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX đều không thực hiện được?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

C

B

D

B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 133.

Cách giải: 

Phong trào chống Pháp ở miền núi nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ, được duy trì tương đối lâu dài, đã có ý nghĩa quan trọng: góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 132.

Cách giải:

Sau khi Đề Nắm bị sát hại, từ năm 1893 đến năm 1913, Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) đã lên thay thế và trở thành lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 132.

Cách giải:

Nhận thấy tương quan lực lượng quá chênh lệch, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với quân Pháp. Năm 1894, sau khi phục kích bắt được chủ đồn điền người Pháp là Sét-nay, Đề Thám đồng ý thả tên này với điều kiện Pháp phải rút quân khỏi Yên Thế. Đề Thám được cai quản 4 tổng trong khu vực là Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 131, suy luận.

Cách giải:

Từ giữa thế kỉ XIX, tình trạng sa sút về nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã buộc những người nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán. Trong đó, một bộ phận kéo lên Yên Thế, tổ chức khai hoang, lập ấp. Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, bước vào thời kì bình định quân sự, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của thực dân Pháp. Để bảo vệ cuộc sống của mình, những người nông dân ở đây đã tự động đứng lên đấu tranh

=> Nông dân Yên Thế đứng lên chống Pháp vì muốn chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.

Chọn: B

I. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 131, 132.

Cách giải:

* Nguyên nhân:

- Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

* Kết quả:

Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

* Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử:

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến để đàn áp phong trào, lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân, góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 135, 136, suy luận.

Cách giải:

Các đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX đều không thực hiện được do:

- Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

soanvan.me