Đề bài
Câu 1. Tháng 9-1940 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng ở Đông Dương?
A. Quân đội phát xít Đức tấn công nước Pháp.
B. Phát xít Nhật vào Đông Dương.
C. Nhật đảo chính lật đổ Pháp.
D. Hiệp ước chung được kí kết giữa Pháp – Nhật.
Câu 2. Hiệp ước nào đánh dấu Nhật và Pháp đã câu kết chặt chẽ với nhau trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương?
A. Hiệp ước phỏng thủ chung Đông Dương.
B. Hiệp ước Pháp – Nhật.
C. Hiệp ước liên kết Pháp – Nhật.
D. Hiệp ước liên minh Pháp – Nhật.
Câu 3. Một trong những nguy cơ thực dân Pháp phải đối mặt trước tình hình Đông Dương và thế giới trong năm 1939 là gì?
A. Pháp thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Phát xít Nhật lăm le hất cẳng Pháp tại Đông Dương.
C. Phe phát xít tấn công nước Pháp lần thứ ba.
D. Phe Hiệp ước quay lưng lại với Pháp.
Câu 4. Nhân dân Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã không có hành động nào sau đây trước sự khủng bố của Pháp - Nhật?
A. Tạm thời hòa hoãn để củng cố lực lượng.
B. Kiên quyết đấu tranh chống khủng bố.
C. Tổ chức các toán vũ trang lùng bắt tay sau của Pháp.
D. Thành lập ủy ban phụ trách mọi công tác cách mạng.
Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cực khổ, điêu đứng của nhân dân Việt Nam trong những năm 1939 - 1945?
A. Việt Nam bị cô lập bởi Pháp và Nhật.
B. Phe Hiệp ước đang thất bại trên chiến trường.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc.
D. Chính sách thống trị của Pháp – Nhật.
Câu 6. 2 triệu đồng bào Việt Nam chết đói vào cuối năm 1944 – đầu năm 1945 xuất phát từ căn nguyên nào sau đây?
A. Chính sách thống trị của Pháp – Nhật.
B. Chính sách cướp đất trồng đay của Nhật.
C. Chính sách “kinh tế chỉ huy” của Pháp.
D. Chính sách tăng thuế cho Pháp – Nhật.
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940) bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
A. Quân Pháp dùng người Việt làm bia đỡ đạn trong cuộc xung đột với Xiêm.
B. Nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, cơ hội để nhân dân Việt Nam nổi dậy đã đến.
C. Quân Nhật mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ.
D. Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động khởi nghĩa ở Nam Kì.
Câu 8. Từ năm 9-1940 đến trước ngày 9-3-1945, tình hình Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật?
A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng Việt Nam.
B. Đông Dương trở thành thị trường độc chiếm của phát xít Nhật.
C. Chiến tranh Pháp - Nhật ở Đông Dương.
D. Pháp - Nhật câu kết với nhau để thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam.
Câu 9. Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940)?
A. Nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta.
B. Giáng đòn mạnh vào thực dân Pháp, phát xít Nhật.
C. Chứng tỏ đường lối chuyển hướng của Đảng Cộng sản Đông Dương là đúng đắn.
D. Thể hiện tinh thần đoàn kết với cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân thế giới.
Câu 10. Đâu là nguyên nhân chung dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kì?
A. Lực lượng trang còn non yếu.
B. Chưa có sự chuẩn bị đầy đủ.
C. Quần chúng chưa tham gia vào cuộc khởi nghĩa.
D. Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được chuẩn bị đầy đủ.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
B |
A |
D |
A |
A |
D |
D |
D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 81
Cách giải:
Tháng 9-1940, phát xít Nhật kéo vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật. Pháp – Nhật câu kết với nhau cùng thống trị nhân dân ta.
Chọn: B
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 81.
Cách giải:
Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được Pháp – Nhật kí kết với nhau vào ngày 23-7-1941 đã đánh dấu Nhật và Pháp đã câu kết chặt chẽ với nhau trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 81.
Cách giải:
Trước tình hình thế giới trong chiến tranh thế giới thứ hai và tình hình Đông Dương lúc đó, thực dân Pháp đứng trước hai nguy cơ lớn:
- Một là, ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy.
- Hai là, phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng chúng.
Chọn: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 83, suy luận.
Cách giải:
Trước tình thế Pháp – Nhật cấu kết với nhau để tiến hành khủng bố, nhân dân Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của đảng bộ đã kiên quyết đấu tranh chống khủng bố, tổ chức các toán vũ trang đi lùng bắt và trừng trị bọn tay sai của địch. Một ủy ban chỉ huy được thành lập để phụ trách mọi công tác cách mạng.
=> Loại trừ đáp án: A
Chọn: A
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 81, suy luận.
Cách giải:
Sau khi vào Đông Dương, Nhật đã câu kết với Pháp để cùng thống trị nhân dân ta. Nhật đã có thủ đoạn tàn ác là thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo, theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt, một phần để cung cấp cho quân đội Nhật, một phần để chuẩn bị chiến tranh.
=> Chính sách này đã khiến cho đời sống nhân dân Việt Nam cực khổ, điêu đứng => Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với Pháp - Nhật gay gắt.
Chọn: D
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 82, suy luận.
Cách giải:
Chinh sách thống trị tàn bạo của Pháp - Nhật đã khiến đời sống của nhân dân cực khổ, điêu đứng. Đặc biệt, cuối năm 1944 - đầu năm 1945 đã có 2 triệu đồng bào Việt Nam chết đói.
Chọn: A
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 83, suy luận.
Cách giải:
Quân Xiêm (Thái Lan) với sự giúp đỡ của Nhật - lợi dụng cơ hội quân Pháp bại trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, tiến hành khiêu khích, xung đột dọc biên giới với Lào và Campuchia. Để chống lại, thực dân Pháp bắt lính người Việt ra trận chết thay cho chúng (11-1940). Sự kiện này khiến nhân dân Nam Kì rất bất bình và nổi dậy khởi nghĩa.
Chọn: A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 81, suy luận.
Cách giải:
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam từ năm 9-1940 đến trước ngày 9-3-1945 là thực dân Pháp và phát xít Nhật câu kết với nhau để thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam, đẩy nhân dân Việt Nam vào cảnh 1 cổ 2 tròng. Chính vì thế, đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp - Nhật ngày càng gay gắt.
Chọn: D
Câu 9.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940) đã “gây ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc”, nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta, giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh báo nghiêm khắc phát xít Nhật vừa mới đặt chân vào nước ta, “đó là những tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc".
- Để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau.
Chọn: D
Câu 10.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kì diễn ra khi thực dân Pháp còn mạnh, so sánh lực lượng có sự chênh lệch lớn nên các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp. Thêm vào đó, lực lượng cách mạng chưa được chuẩn bị đầy đủ.
Chọn: D
soanvan.me