Đề bài
Câu 1. Lực lượng thực hiện cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952 là
A. Chính phủ Nhật Bản
B. Thiên Hoàng
C. Nghị viện Nhật Bản
D. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng quân đồng minh
Câu 2. Hiệp ước nào dưới đây đã chấm dứt chế độ chiếm đóng của đồng minh ở Nhật Bản
A. Hiệp ước hoà bình XanPhranxico
B. Hiệp ước Bali
C. Hiệp ước Mattrich
D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật
Câu 3. Hạn chế và khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 là
A. trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu.
B. dân số đang già hóa.
C. lãnh thổ không lớn, dân số đông và thường xuyên bị thiên tai, tài nguyên khoáng sản nghèo.
D. tình hình chính trị thiếu ổn định.
Câu 4. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có biểu hiện như thế nào?
A. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
B. bị canh tranh gay gắt bới các nước có nền công nghiệp mới.
C. lâm vào tình trạng suy thoái .
D. là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
Câu 5. Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì nổi bật?
A. Nhật Bản phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề.
B. Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.
C. Nhân dân Nhật Bản nổi dậy nhiều nơi.
D. Các đảng phái tranh giành quyền lực lẫn nhau.
Câu 6. Nguyên nhân khách quan nào sau đây tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ II?
A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đào cần cù lao động.
B. Nhờ cải cách ruộng đất.
C. Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, hệ thống quản lí có hiệu quả.
D. Nguồn viện trợ của Mĩ và buôn bán vũ khí.
Câu 7. Nhật Bản thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất?
A. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học.
B. Mua bằng phát minh sáng chế.
C. Hợp tác về khoa học – kĩ thuật với các nước khác.
D. Đánh cắp phát minh sáng chế.
Câu 8. Từ đầu những năm 90, Nhật có ý định gì để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế?
A. Vươn lên trở thành một cường quốc về quân sự.
B. Nỗ lực trở thành cường quốc chính trị.
C. Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
D. Tăng cường viện trợ đối với các nước khác.
Câu 9. Nội dung nào sau đây thể hiện sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1991 – 2000 so với các giai đoạn trước
A. thận trọng đặt quan hệ với các nước Đông Nam Á
B. coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu
C. coi trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á
D. liên minh chặt chẽ với Mĩ
Câu 10. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản giai đoạn từ 1960 đến 1973 là
A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
B. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
C. Con người được coi là vốn quý nhất.
D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
A |
C |
C |
A |
D |
B |
B |
B |
C |
Câu 1.
Phương pháp: Sgk trang 53.
Cách giải:
Bộ chủ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) đã thực hiện các cải cách dân chủ ở Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1952.
Chọn đáp án: D
Câu 2.
Phương pháp: Sgk trang 53.
Cách giải:
Ngày 8-9-1951, Hiệp ước hòa bình Xan Phranxico được kí kết chấm dứt chế độ chiếm đóng của đồng minh ở Nhật Bản.
Chọn đáp án: A
Câu 3.
Phương pháp: Sgk trang 55.
Cách giải:
Những hạn chế và khó khăn ở Nhật Bản bao gồm:
- Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.
- Cơ cấu giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp mất cân đối.
- Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…
- Chưa giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nằm trong bản thân nền kinh tế TBCN.
Chọn đáp án: C
Câu 4.
Phương pháp: Sgj trang 56.
Cách giải:
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
Chọn đáp án: C
Câu 5.
Phương pháp: Sgk trang 52.
Cách giải:
Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị; 80% tàu bè; 34% máy móc bị phá hủy; 13 triệu người chết và thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật.
Chọn đáp án: A
Câu 6.
Phương pháp: Sgk trang 55, suy luận.
Cách giải:
Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phát triển của kinh té Nhật Bản là nguồn viện trợ của Mĩ, bán vũ khí cho các bên tham chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và Chiến tranh việt Nam (1954 – 1975) để làm giàu…
Chọn đáp án: D
Câu 7.
Phương pháp: Sgk trang 54, suy luận.
Cách giải:
Để phát triển khoa học – kĩ thuật, Nhật Bản đã mua bằng sáng chế phát minh. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng sáng chế của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD.
Chọn đáp án: B
Câu 8.
Phương pháp: Sgk trang 55, suy luận.
Cách giải:
Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường về kinh tế.
Chọn đáp án: B
Câu 9.
Phương pháp: so sánh, phân tích.
Cách giải:
- Đáp án A: không đúng.
- Đáp án B: Giai đoạn trước chưa đề cập đến vấn đề coi trọng quan hệ đối với các nước Tây Âu.
- Đáp án C: năm 1973 đến 1991, Nhât Bản đã nhấn mạnh tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á. Thể hiện thông qua hai học thuyết Phucưđa (1977) và Kaiphu (1991). Đến thời kì 1991 – 2000, Nhật Bản vẫn chú trọng quan hê với các nước Đông Nam Á.
- Đáp án D: đây là chính sách đối ngoại của Nhât Bản xuyên suốt qua các thời kì.
Chọn đáp án: B
Câu 10.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Nếu như đối với sự phát triển kinh tế của Mĩ thì Khoa học – kĩ thuật la nguyên nhân quan trọng nhất vì Mĩ là quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng Khooa học – kĩ thuật lần 2, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, đối với Nhật Bản lại khác, một đất nước thất bại trong cuộc chiến tranhh thế giới thứ hai nên phải gánh chịu hậu quả nặng nề; tài nguyên thiên nhiên lại nghèo nàn, cơ cấu kinh tế chưa cân đối và sự canh tranh quyết liệt của các nước tư bản. Chính vì thế, sức manh của con người Nhật Bản đóng vai trò quan trọng nhất dẫn tới sự phát triển thần kì của đất nước này ở giai đoạn 1960 – 1973.
Chọn đáp án: C
soanvan.me