Đề bài
Câu 1: (5 điểm) Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950? Kết quả của chiến dịch như thế nào?
Câu 2: (5 điểm) Nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
Phương pháp: sgk trang 110, 112.
Cách giải:
* Đảng chủ trương mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, vì:
- Bước sang năm 1950, tình hình thế giới và Đông Dương thay đổi:
- Thuận lợi: cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949), tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam liên lạc, nối liền với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
- Khó khăn:
+ Đế quốc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
+ Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, thực dân Pháp có âm mưu quân sự mới thông qua kế hoạch Rơ-ve nhẳm: Khoá chặt biên giới Việt - Trung bằng cách lập hệ thống phòng thủ trên Đường sổ 4; Thiết lập "Hành lang Đông - Tây" (Hải Phòng - Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La); Chuẩn bị kế hoạch có qui mô nhằm tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.
=> Trước tình hình trên, Đảng chủ trương: mở chiến dịch Biên giới nhằm ba mục đích:
+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
+ Khai thông biên giới để mở rộng đường liên lạc của ta đối với các nước xà hội chủ nghĩa.
+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
* Kết quả: ta giải phóng vùng biên giới Việt - Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân. Hành lang Đông - Tây bị chọc thủng ở Hoà Bình. Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản.
Câu 2:
Phương pháp: sgk trang 113, 114.
Cách giải:
* Nội dung cơ bản:
- Thảo luận và thông qua hai báo cáo quan trọng:
+ Báo cáo chính trị do Hồ Chủ tịch trình bày nêu nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là: “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”.
+ Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày, nêu nhiệm vụ chống phong kiến phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ chống đế quốc, nhưng làm từng bước, có kế hoạch...
- Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai.
- Tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng riêng. Ở Việt Nam lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
- Thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ mới, xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng.
- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
* Ý nghĩa:
- Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng. Có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đại hội được gọi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi“.
soanvan.me